THƯỢNG ĐẾ Và CON NGƯỜI

VÕ CÔNG LIÊM

image002

TRANH VẼ VÕ CÔNG LIÊM: ‘Mona Lisa Tôi / Mona Lisa of Mine’

     Biết rằng phủ nhận Thượng đế là một sự thật biểu trưng: điều này không nói đến bất cứ một quan niệm nào hoặc bất cứ một thiếu sót nào về những gì tương quan giữa Thượng đế và Con người. Trong lúc chúng ta đặc vai trò và vị trí qui vào đặc tính có ngụ ý về tính thần giáo và những gì không hòa hợp tương xứng để thừa nhận đó là niềm tin; như những điều mà chúng ta đã nói đến, thời điều ấy giờ đây cũng không cần phải lý giải thế nào là một biểu thị trọn nghĩa cho một phủ nhận có thể đưa tới một cảm thức chính xác và thu nhận ở đây như một lý giải tượng trưng về Thượng đế mà con người nhìn tới và làm thế nào để vị trí đó được coi là một sự nhận biết từ một đặc tính thực tiển cho vấn đề về hình tượng Thượng đế. Chúng ta không thể miêu tả Ông Tạo (Creator) dưới một hình ảnh khác để rồi có một phủ nhận về hình ảnh Thượng đế. Tính chất tượng trưng không có nghĩa là loại bỏ những gì tương quan của đối tượng mà đó là một tương quan liên đới – an attribute does not exclusively belong to the one object to which it is related; trong lúc định tính đó như một sự thể, điều đó cũng có thể thu nạp như một khả năng thực thể khác, và; trong trường hợp cá biệt cho đó là hiện thể. Bằng mọi cách mà chúng ta hội đủ, một vài hiểu biết rộng rãi của điều đó, chúng ta cần phải tiếp thu để thấy sự sống của mình là hiện hữu, dù rằng; chúng ta chưa hẳn biết về những gì cuộc sống hiện hữu (living-being). Đặc chất tượng trưng về Thượng đế là gì? (What attributes of God) . Là bao gồm hai đặc chất: tiêu cực (negative) và tích cực (positive). Đặc chất tích cực (the negative attributes) là cần thiết có một phạm vi giới hạn và là một đối thể cho một vài phạm trù rộng lớn, dù có nhiều quẩn quanh phù hợp đáng kể, chỉ có cách loại bỏ những gì để tin còn bằng không thì không thể loại bỏ. tuy nhiên trong đặc chất tiêu cực (the positive attributes) là nhận ra được khởi từ điểm tích cực. Còn đặc chất tích cực: cho dù không có tính cách cá biệt đi nữa thì sự miêu tả này là một phân số của những gì mà chúng ta muốn biết tới không những có một vài nguyên tố của nó hoặc một vài sự cớ của nó. Trái lại đặc chất tiêu cực là hoàn toàn không được coi như một nguyên tố của những gì mà chúng ta mong muốn được biết tới. Theo cái nhìn chung Thượng đế là hiện hữu tuyệt đối, sự thể này bao gồm luôn cái không-hợp-thể, cái sự cớ như nhiên không cấu thành (non-composition) như những điều đã chứng minh và đó cũng là điều cho chúng ta hiểu biết và lãnh hội được rằng: Thượng đế tồn lưu hoặc không là nguyên tố của Thượng đế -He exists, or not His essence. Thượng đế là một đặc chất tiêu cực. Thượng đế không có chiếm cứ, khống chế hiện hữu tồn sinh trong điều kiện nguyên tố như-nhiên của Thượng đế. Tuy nhiên điều đó cũng không thể miêu tả như một biểu thể tượng trưng. Nguyên tố đó chưa hẳn được coi là biểu tượng (Thượng đế); mà đó là một hổn hợp bao gồm của thể chất. Từ đấy làm sáng tỏ ra rằng Thượng đế không còn là vị trí của hình tượng bất luận dưới điều kiện gì. Tất thảy; những gì là cần thiết được soi rọi và đi thẳng vào trí tuệ của sự thật làm cho chúng ta đặc niềm tin thờ phượng Thượng đế. Vậy thì; tất cả những gì chúng ta nhận biết là sự kiện cho rằng Thượng đế là tồn lưu, Thượng đế là hiện-hữu-sống-thực –he is exists , that He is a Being to whom none of His creatures is similar là tạo nên những gì tương tợ như nhau nhưng người không đứng chung với loài người, không còn yếu đuối sợ hải để tạo ra một hiện hữu khác; và tất cả những gì tương quan trong vũ trụ là tợ như một tài công đang điều khiển con tàu vượt sóng, cho dù không một tương quan hiện thực, không một so sánh thiệt hơn, nhưng chỉ có một phục vụ duy nhất là chuyên chở đến với chúng ta một suy luận có luật tắc của vũ trụ Thượng đế; đó là những gì thuộc về hạn kỳ và những gì duy trì, sắp xếp cần thiết.

Đây là đề mục sẽ được đối xử nhiều và đầy đủ hơn. Ca tụng Thượng đế! Trong một tư duy trầm tích về đặc chất của Thượng đế, ở đây chúng ta nhận thức được và hiểu biết được nhưng chứng tỏ chưa được đầy đủ trong những thử nghiệm về cuộc đời đã sống và đang sống của Thượng đế, thời làm sao đạt tới chân tướng đích thực lòng mong ước của Thượng đế; chúng ta chỉ nhận biết và xác minh rằng chúng ta là kẻ ngốc nghếch và trong cái nỗ lực tìm kiếm để tán dương, phụng thờ Thượng đế qua kinh điển và chính ngay trong chúng ta mỏi mòn, ráng sức trong hằng thế kỷ qua bằng những diễn từ là hoàn toàn không khác gì kẻ yếu hèn và suy nhược. Bởi; Người sinh ra không có nghĩa là ‘born to God’ để thành Thượng đế mà để tiên tri những gì con người giáp mặt như một tội trạng nay được cứu rỗi. Với Kinh thánh (Scripture) ’ve nabi lebab hokmah’ (Ps.xc 12). ‘Và đó là sự thật của nhà tiên tri chiếm cứ bằng trí tuệ siêu việt / and the true propher possesseth a heart of wisdom’ Gần như đây là một cáo thị.

                                                                                    *

Khai dẫn một số tư duy của những nhà tư tưởng cận đại để tìm lý tuyệt đối giữa Thượng đế và Con người đi về đâu trong cái tuần hoàn vũ trụ lặng câm bao thế kỷ qua. Sao lại lặng câm? lặng câm là tại khô hơi, rát cổ của những tình huống hỗn mang, thuồng luồng ngập tràn thế gian; do đó sự răng dạy không một thành tựu , không thể đao to búa lớn , la hét giữa đời và đạo để rồi quay lưng ra đi không thương tiếc; đến bây giờ có van xin cầu khẩn vẫn không có hiện thực của thiêng liêng. Sự im lặng cố hữu đó được coi là cái thời kỳ ‘mạc pháp’. Sao gọi là ‘mạc pháp’? bởi giáo lý đi vào thời chung cuộc, có nói cũng không cùng cho nên phủi tay lui về cố quận và cũng chẳng hiện ra ở cái thời buổi này một Thượng đế khác hay một thần thông, thánh hóa nào. Con người phủ nhận Thượng đế vì ‘Thượng đế đã chết’ thời con người dàn dựng một đấng cứu chuộc cho chính mình để ‘tự giác, giác tha’ trong cõi miên viễn bao la nầy. Nietzsche cho là;’Sa mạc Phát tiết’ để quay về tư duy, tư duy phản kháng ngôn ngữ. Nietzsche là một trong kẻ rất mực im lặng. Tiên tri của Zarathustra là đối tượng giữa Thượng đế và Con người. Nietzsche cho đó là nỗi thống khổ của con người khi đối diện với Thương đế cho nên Nietzsche la hét, chối bỏ sự hiện hữu để đi vào ‘Im lặng của Hố thẳm’ bởi con người, chính ‘con người giết Thượng đế’ đó là lời thốt của Zarathoustra, như vậy đưa tới một khẳng định, dập tắc ngọn lửa thần tượng để dựng nên một huyền thoại cho Thượng đế. Nhiệm vụ đầu tiên của nhà triết học sẽ là nhiệm vụ khai quật những lý tưởng đạo đức; đó là đầu dây mối dợ đối nghịch tinh thần tự do.Với ý chí đó tức đưa tới chỗ phá vỡ đạo đức cựu truyền, chính vì vậy những kẻ thừa sai ngày xưa coi Thượng đế là chân lý tối thượng, là thánh thiện làm sai lệch tư duy siêu việt của Thượng đế. Tư duy của Nietzsche là xây dựng một giá trị tuyệt đối trên mọi giá trị tuyệt đối khác để ‘Lật đổ mọi giá trị’ tức Ecce Homo. Cuối cùng như một phủ định gián tiếp, Nietzsche viết trong tác phẩm:’Dionysos đối mặt với kẻ đóng đinh trên thập tự giá’ là một thách đố hiện hữu Thượng đế. Đây là lời nhiệt tình cao vọng đối với Thượng đế trong Nietzsche là một nhiệt tình thiết thực Passio Nuova. Nietzsche có lần nói:’Tôi không phải là người, tôi là kẻ bộc phá’ ý đồ chống lại Thượng đế. Những gì Nietzsche nói; đến khi gần chết Nietzsche quay về với hư-vô tức một Thượng đế thường hằng trong tim. Con người chạy quanh như vũ trụ chạy quanh. Bởi rằng; cái mong giữ lại trong tư tưởng ấy là thốt lên tiếng than trầm thống muôn đời giữa Đấng siêu nhiên và Người. Nietzsche không giấu về điều này. Ý niệm Thượng đế là ý niệm sáng tạo để đối nghịch với đời sống, tự nó (itself) vốn là một hợp chất ghê tởm trần gian, ta thấy đủ thứ độc dược, bộc phá, tiêu hủy là mọi hiềm thù, độc ác cuộc đời (trong Ecce Homo). Đó là lý do để Nietzsche phá hủy mọi định kiến siêu hình và luân lý cổ xưa. Lý thuyết của Nietzsche là biện minh cho một vũ trụ như-nhiên tức đi vào với siêu-nhiên (supernature) một biện minh cho đời sống hằng có và vĩnh cửu; từ đấy con người ném cái nhìn thiết tha vào đời. Theo Goethe: ’đầy tình thương và đầy ý chí tốt lành’ Và; từ chỗ bi quan giữa Thượng đế và Con người từ bi quan hùng tráng đến lạc quan tự tại, Nietzsche cho đó là ‘tình yêu định mệnh / amo fati’. Tất cả lý luận giữa Thượng đế và Con người đi tới một cuộc đảo giá trị, giúp con người tự giải phóng lấy mình để thêm sức sống đưa tới sự xuất hiện của siêu nhân ‘Uecermensch / superman’. Nó chỉ định một con người siêu đẳng ở trên con người hiện tại. Kể từ đó Nietzsche lặng để đi vào hư-vô qua tiếng thốt ‘also spake Zarathustra / Zarathustra thốt như thế’ của một ‘Sa mạc Phát tiết’ Thì ra ‘Thốt’ không những Nietzsche mà cả Dostoievsky, Camus, Heidegger đã để lại một tư duy phản kháng, phản kháng không gian và phản kháng thời gian là tiếng gào thống thiết mà thân phận con người đành tâm chấp nhận để Thượng đế quay lưng . Trong khi đó Platon hàm chứa qua một ngữ ngôn khác có tính phủ dụ và cho tất cả là vô nghĩa, cả lý trí và thần thoại hoang đường Hy Lạp, La Mã đã bỏ công thần tượng đấng thần linh; đó cũng là một phủ nhận thực thể để cuối cùng rơi vào sa-mạc = hư-vô (Camus). Bởi; chính Ki-tô giáo khởi sự mang lại bi kịch trần gian, bi kịch linh hồn thay thế vào tiêm nghiệm vũ trụ; nhưng ít ra trong cái tiêm nghiệm đó còn có một chút gì tương quan với bản thể tinh thần dù cho Thượng đế đã chết . Nỗi ngu xuẩn được nhìn thấy và sự chối từ cuồng tín đó là giới hạn của cõi thế và con người. Lại một lần nữa tư tưởng triết gia vẫn mù khơi giữa lòng đại dương và cái lặng âm thầm của mặt trời đi lên từ cuối chân biển sáng ngời hiện ra. Chết hay đã chết của Thượng đế vẫn chưa làm nên lịch sử mặc dù con người vẫn còn khám phá bí mật của như-nhiên.

Rứa cho nên chi Thượng đế vẫn không hề vắng bóng. Người vẫn chưa chết hẳn ở trong cái tư duy đó, còn đục khoét, còn chối từ thời còn hiện hữu. Chắc ông Descartes đồng tình mà thừa nhận hiện hữu của Thượng đế và Con người vẫn còn luẩn quẩn loanh quanh. Nietzsche chối bỏ để rồi thiết tha, nâng niu Ông Tạo như phẩm vật của linh hồn. Đã thế; một mực chối từ không thừa nhận Thượng đế mà lại nói đến cõi điạ ngục, tất thừa nhận một hiện hữu cuộc đời. Há có phải đó là mâu thuẩn tự tại? Cho nên chi tư tưởng gia mở cuộc đối thoại với Thượng đế để xác quyết sự hiện hữu của mỗi bên coi ‘kẻ thụ nạn trên thập tự giá’ là hình phạt chớ không phải cứu rỗi(?)đó là sự cớ để chối bỏ của con người, ví dầu; Thượng đế có thật, là đấng toàn năng đi nữa thì đó là huyền nhiệm bao hàm cho chân lý sống thực. Nhưng Ivan trong nhà họ Karamazov là nạn nhân của đau khổ, dày vò, vật lộn với đoạn trường thì cớ sự chi không được cứu rỗi bởi Thượng đế. Ivan hiện thân chối từ ơn sủng của Thượng đế. Do đó Ivan khước từ mối quan hệ với Ki-tô giáo, trong khước từ của Ivan là tiếng kêu của vực thẳm tội lỗi, thì niềm phẩn nộ cứ khăng khăng cho dù tôi lầm lỗi chăng nữa -I would persist in my indignation event if I were wrong. Để rồi Ivan vùi vào cuộc sống truy hoan, yêu đương đắm đuối; chẳng cần biết và chẳng thấy tội lỗi, bởi Thượng đế vắng mặt ở trần gian ‘sans savoir pourquoi’ cái chối bỏ của Dotoievsky là cái khó của tiến thối lưỡng nan, và; đã một lần với quan Chấp pháp, Ivan nói:’Tôi không chối bỏ Thượng đế, tôi chối bỏ tạo vật’ (trong Karamazov Brothers).

Con người là con vật duy nhất từ chối mọi chấp trược của bản ngã. Vấn đề là xét xem coi cái sự chối từ có thể đưa dẫn tới những xáo động nội tại, một tâm lý cưỡng cầu đòi hỏi, nghi hoặc để coi lại cái giá trị tuyệt đối đó đi về đâu và để đi tới một hợp thể đồng nhất giữa Thượng đế và Con người. Xem giữa hai ta ai là kẻ mâu thuẩn mà tìm ra nguyên lý cho một tội trách hợp lý. Dẫu là gì; chối từ nhưng không khước bỏ. Nietzsche, Heidegger, Camus không rơi vào tuyệt vọng để cầu cứu, van xin hay một ơn sủng nào. Hiện diện của Thượng đế từ đây đi về cõi-không của như-nhiên. Họ ‘désespoire’ là một chuyển thể của ‘en désespoire de cause / as a desparate shift’ không có hề chi với nỗi tuyệt vọng như ý nghĩa thông thường, mà ở đây xa rời mọi ước ao, mọi xác định, mọi diễn trình xưa nay thừa nhận hay phủ nhận, désespoire theo tinh thần siêu lý giữa Thượng đế và Con người nó nằm trong cõi như-nhiên thuần lý giữa Có và Không là đỉnh tuyệt đối với con người nhắm tới; gần như một đạo dụ mà Con người chấp nhận và Thượng đế đón lấy đớn đau .

VÕ CÔNG LIÊM (ca. ab. muà Thánhlễ 12/2013)

TÌM ĐỌC: Những bài viết của võcôngliêm trên vanchuongviet. org hoặc newvietart. com hoặc trên những diễn đàn khác trong và ngoài nước.

–   Zarathustra.

–  Chủ Thể Tâm Lý qua Cái Nhìn của Heidegger.

–  Heidegger (ÌI)

–  Nietzsche Sự Thật và Hiện Tượng.

–  Heidegger và Nietzsche.

–  Hư Vô Nietzsche.

– Nietzsche Ecce Homo.

–   Dostoevsky (I) và (II)

– Tư Duy Camus (I) và (II).

Bình luận về bài viết này