TÂN ĐỊNH-ĐA KAO DỄ THƯƠNG – Những con đường vẫn như xưa.

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Trần Đình Phước Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một nỗi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi … Tiếp tục đọc

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (9b)

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc   (Kỳ 9b) VI. COGNAC – ĐỆ NHẤT MỸ TỬU (tt) “Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi,Trời đất mang mang ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường”Mỹ tửu hề đây chai … Tiếp tục đọc

TẢN MẠN MẤY CHUYỆN VỀ TÍN NGƯỠNG

Gallery

This gallery contains 1 photo.

ĐẶNG XUÂN XUYẾN * Trong giới “ông đồng bà cốt”, còn gọi là “con nhà Tứ Phủ”… có một quy tắc bất thành văn với những thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý… là không được xem hoặc cúng tế … Tiếp tục đọc

SỐ “GÁI GIÀ TRAI MUỘN” VÀ HIẾM MUỘN CON CÁI

Gallery

This gallery contains 1 photo.

ĐẶNG XUÂN XUYẾN Khi post vài dòng cảm tác về lá số của chú em Đặng Tuấn Anh (em họ tôi) lên trang facebook cá nhân: ĐỢI DUYÊN… – tặng Đặng Tuấn Anh Gán cả Xuân thì vào cửa đợi Mà duyên xộc … Tiếp tục đọc

PHÚC ĐỨC CÓ PHẢI LÀ BIẾN THỂ CỦA THUYẾT LUÂN HỒI – NHÂN QUẢ

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Đặng Xuân Xuyến Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật Giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận, dung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời gian, … Tiếp tục đọc

NHỮNG BIỂU HIỆN TIÊU CỰC TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI HÀ NỘI NGÀY NAY

Gallery

This gallery contains 1 photo.

VŨ THỊ HƯƠNG MAI Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đang tạo nhiều cơ hội và thách thức mà nước ta, thủ đô Hà Nội đang chủ động hội nhập. Ta có nhiều cơ hội tiếp cận tiến bộ … Tiếp tục đọc

Priest who escaped Vietnam in 1975 named auxiliary bishop of Atlanta

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Bishop-elect John-Nhan Tran | Photo courtesy of Archdiocese of Atlanta By Hannah Brockhaus Pope Francis has named Vietnam-born priest John-Nhan Tran an auxiliary bishop of the Archdiocese of Atlanta. Bishop-elect Tran, 56, was 9 years old when he and his family … Tiếp tục đọc

     LIÊN HOA KINH / SADDHARMAPUNDARÌKA SÙTRA / LOTUS SÙTRA / ĐẠI THỪA KINH / MAHÀYÀNA SÙTRA / GREAT VEHICLE SÙTRA / Và BỒ TÁT / BODHISATTVA

Gallery

This gallery contains 2 photos.

Võ Công Liêm              Là lòng đại từ, đại bi, lòng xót thương của Phật (Buddha compassion). Một tình yêu dâng hiến sâu xa và hết lòng. Một tình yêu tôi luyện được ghi nhận trong Liên … Tiếp tục đọc

NGÀY TỪ MẪU (MOTHER’S DAY)

Nguyên Lạc

motherAndChild_BeKy
NGÀY CỦA MẸ
.
Ngày của Mẹ (Mother’s Day) được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai trong tháng Năm (the second Sunday in May), khi những người mẹ được con cái tôn vinh. Nhiều quốc gia kỷ niệm Ngày của Mẹ, thường vào tháng Năm, như một ngày để tôn vinh những người mẹ. Ở Anh, Ngày của Mẹ, hay Chủ nhật Làm mẹ, đã được tổ chức hàng trăm năm vào Chủ nhật thứ tư của Mùa Chay (thường là tháng Ba hoặc tháng Tư). Tại Hoa Kỳ, trẻ em bày tỏ tình cảm của mình đối với mẹ thông qua quà tặng, hoa, thiệp chúc mừng và các vật phẩm tri ân khác Ngày Mẹ đầu tiên ở US thường được công bố bởi nhà hoạt động Julia Ward Howe vào năm 1870 ở Boston để thúc đẩy hòa bình sau cuộc đổ máu của Nội chiến Hoa Kỳ. Vào đầu thế kỷ 20, Anna Marie Jarvis đã tổ chức Ngày của Mẹ để tôn vinh mẹ của bà (còn có tên là Anna Jarvis), người đã đấu tranh cho hòa bình cũng như sức khỏe và sự an toàn của người lao động. Jarvis đã tổ chức một buổi lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ với quy mô lớn. Ý tưởng đã được sự chấp nhận rộng rãi. Năm 1910, tiểu bang Tây Virginia lần đầu tiên công nhận Ngày của Mẹ là một ngày lễ, và tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã ký một tuyên bố vào năm 1914 tuyên bố: Chủ nhật thứ hai trong tháng 5 là “Ngày của Mẹ” (the second Sunday in May: “Mother’s Day”).
.
MỘT BÀI VIẾT BUỒN VỀ MẸ

Xin trích đoạn ra đây một bài viết về mẹ của nhà văn T Vấn:
[…
Một người bạn tôi vừa mới mất mẹ. Mẹ anh đã thọ được 75 tuổi và có lẽ sẽ sống thêm vài năm nữa nếu bà không mắc phải căn bệnh tiểu đường dai dẳng. Trong những bức điện thư gửi cho tôi, anh biểu lộ một tâm trạng rất chán nản, buồn rầu. Thậm chí anh quyết định ngưng một số công việc thường ngày liên quan đến sách vở viết lách mà anh xem đó như là những khoảnh khắc hoàn toàn thoát tục, giúp anh tạm quên mọi phiền toái của cuộc sống. Tôi chẳng may mất mẹ từ năm 10 tuổi. Tất cả hồi ức của tôi về mẹ là hình ảnh người đàn bà vừa hơn 30 tuổi đời, tấm thân gầy đét khô quắt vì sự tàn phá của vi trùng ung thư, nằm thoi thóp đợi chết trong căn nhà tồi tàn thuộc khu xóm nghèo Vườn Chuối, Sài Gòn. Khi bà qua đời, tôi đã khóc những giọt nước mắt cuối cùng của tuổi thơ ngắn ngủi. Và sau đó, tôi sống cuộc đời mình như cỏ hoang mọc dại – mồ côi mẹ liếm lá đầu đường – Cho nên, đến bây giờ, đã sống gần hết một đời người, tôi vẫn như còn cảm được nỗi đau mất mẹ ở một người lớn tuổi như anh bạn tôi nó sâu sắc cỡ nào, chứ không đơn giản chỉ là cảm thức mất mát một người thân yêu, đã từng sống với mình bao nhiêu năm trời, đã từng gần gủi chia sẻ với mình bao đắng cay ngọt bùi.
Nỗi đau mất mẹ lớn hơn và khác hơn nhiều cái cảm thức thông thường ấy.

Tôi đã từng chứng kiến cảnh một người mẹ lặn lội đường xa từ một làng quê miền Tây đến thăm con mình ở trại cải tạo Long Giao, trên tay bà chỉ có mỗi lon Guigoz mắm ruốc. Bà nghèo quá không thể lo hơn được nữa cho con. Nhìn hai tấm thân gầy gò ôm nhau khóc bên hàng rào kẽm gai – một của người mẹ, một của người con cải tạo – tôi hiểu hơn được một chút nỗi bất hạnh lớn lao của mình. Lúc ấy, tôi ước gì ít nhất mình cũng có một người mẹ nghèo như thế để được ôm, để được khóc. Tôi – kẻ mồ côi liếm lá đầu đường – được một cô gái trẻ và đẹp đến thăm. Cô mang cho tôi rất nhiều thứ: tình yêu, nước mắt, tấm lòng chung thủy (cánh hoa mỏng manh trước gió của một thời oan nghiệt), những túi quà nặng trĩu. Nhưng với tôi, cô gái ấy vẫn chỉ là một người con gái yêu tôi và tôi yêu. Mà tình yêu trong thời thổ tả ấy, với thân phận Từ Hải chết đứng, nhắm mắt đưa chân vào chốn lao tù không biết đến ngày về, thì làm sao trông cậy được vào nghị lực nhỏ nhoi của một người con gái. Sau lần gặp gỡ đó, tôi lầm lũi bước chân xuống tàu ra Bắc. Và tất nhiên, đường xa diệu vợi, thời gian cũng dài thăm thẳm, làm sao tôi dám nghĩ có một ngày được nhìn lại người con gái ấy. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều, người mẹ nghèo khổ gầy gò tội nghiệp của anh bạn cùng tù, nếu sức khỏe bà cho phép, sẽ một ngày có mặt ở chốn đèo heo hút gió này thăm anh, có thể cũng chỉ với lon Guigoz mắm ruốc nhiều muối hơn và tấm thân gầy gò xơ xác hơn. Nhưng có hề gì, tấm lòng thương con to lớn của bà – cũng như bao bà mẹ khác -vượt lên trên hết những nhỏ bé phù phiếm ấy, vượt lên trên hết con đường thăm nuôi Bắc Nam vạn dặm, vượt lên trên hết những năm tháng dài dằng dặc có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến một ngày về. Với bà, bất kể mọi đổi thay của thời thế, của đất trời, con của bà vẫn cứ mãi mãi là con của bà. Mà dẫu cho bà không thể một lần ra thăm con nơi đất Bắc, thì căn nhà của bà – túp lều tranh dột nát bên bờ ruộng cằn – vẫn sẽ là chỗ cho con bà trở về, nếu quả thật có một ngày về và nếu anh còn sống sót để trở về.
Còn tôi, tôi đã sống sót sau nhiều năm khổ ải và đã có một ngày về. Nhưng người con gái tôi yêu không còn đó để đón tôi ngày tôi thoát kiếp tù đày. Tôi không hề trách móc nàng, vì thử thách ấy lớn quá đối với rất nhiều người con gái của thế hệ tôi năm xưa. Ngay cả những người vợ còn đành chịu thua số phận, huống gì là những người tình.
Bước những bước chân buồn tênh trên đường ra khỏi cổng trại giam, tôi nghĩ đến bà mẹ già nghèo khổ và anh bạn cùng tù tôi đã gặp nhiều năm về trước. Anh về trước tôi vài tháng. Hẳn bước chân anh rất hân hoan cũng trên con đường đất đỏ tôi đang đi. Vì anh có một chỗ để trở về. Và biết mình sẽ được chào đón bằng cả một tấm lòng của người mẹ…] – [T.Vấn: Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường]

VÀI BÀI THƠ VỀ MẸ

Hy vọng rằng người bạn tù của nhà văn T. Vấn khi về không gặp cảnh buồn như bài thơ sau đây:

1. Lời Ru
(Nguyên Lạc)
.
1.
Người về trông trước nhìn sau
Buồn tanh mối cứa góc sầu nhà xưa
Con về mẹ biết hay chưa?
10 năm về lại… bàn thờ ảnh ai?!
Vườn xưa nghiêng bóng sầu dài
Tiếng con chim khách bên tai trêu người
Đường đê khói thả lũng trời
Vịt chim khàn tiếng nên thôi kêu chiều
Bờ tre một bóng cô liêu
Người xưa về lại “chín chiều ruột đau”
10 năm còn lại gì đâu?
Ai đem xương máu thay màu quê hương!
.
2.
Quê tôi một thuở đã từng…
Người về thống hận tang thương cuộc nào
Mẹ giờ đã mất thật sao?
Lưng tròng ảnh mẹ…
Nhớ câu ru buồn
“Mùa thu con ngủ cho ngoan”
Những lời ru đó ngàn năm vẫn còn
Mẹ ơi phương viễn đừng buồn
Để con ru lại lời thường mẹ ru
.
– À ơi mẹ hỡi mùa thu
Cha con giờ đã ngục tù mạng vong!
Còn gì đâu nữa mà mong
Ngàn năm vĩnh biệt đoạn trường bể dâu!

-À ơi mẹ hỡi mùa thu
Lời con ru mẹ cũng ru phận mình
À ơi tôi hỡi nhân sinh
Đại dương lệ khổ thôi đành… đành thôi!
.
Hoặc ít nhất cũng khá ổn như bài thơ sau đây:

2. Vẫn Còn Tình Mẹ
(Nguyên Lạc)
.
1.
Tôi về… Bước khẽ bên góc vắng
Bóng mẹ còm hom ảm đạm sầu
Mắt mẹ xa vời phương thăm thẳm
Mẹ thấy gì không? Lệ xót đau!
Mười năm mong đợi mười năm nhớ
Thương nhớ tháng năm bạc mái đầu
Mắt mẹ đã mù vì lệ đổ
Khóc con xa biệt tích rừng sâu
.
2.
Tôi về bước khẽ ôm tròn mẹ
Mẹ mỏng nhẹ như chiếc lá trầu
Ngơ ngác đảo quanh tay quýnh quáng
Con của tôi về … Về thật sao?
Bao năm mãi đợi đêm không ngủ
Nhớ con thuở dại … nhớ lời ru
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ”̉
Con biệt ngàn mẹ vẫn cứ ru!
À ơi lạnh lắm rừng thu
Con tôi trại thảm biệt mù… ngủ ngoan!
Bao năm mẹ đã ru con
Giờ con ru lại lời buồn mẹ ru
.
3.
Mười năm mẹ mong con yên ngủ
Để quên đời… địa ngục trần gian
Giờ đã về con ru mẹ ngủ
Con về rồi mẹ ngủ cho an!
À ơi mẹ ngủ cho ngoan
Con ru mẹ ngủ… ru than riêng mình
Mười năm cơ khổ tử sinh
Ơn đời độ lượng… còn tình mẹ tôi
.

MỪNG NGÀY TỪ MẪU

Xin được dùng bài thơ sau đây để kết thúc bài viết về mẹ

Mừng Ngày Của Mẹ
(Happy Mother’s Day)
.
“Bạn ở bên Texas, khoe trời có nhiều mây: những chùm hoa đang bay để tới Ngày Của Mẹ!…
Tôi đáp lời bạn vậy… Tin Los sẽ có mây… mây bay và trăng bay… bạn qua đây cùng ngắm…
Thương một tình xa lắm, đó là Tình Cố Hương!
Đó là khúc Đoạn Trường, đó là hoa nức nở…
Má ơi con về nhé/ ngả vào lòng Má, hôn. Bên Má, tình Má Con. Bên trời là giọt lệ…”
(Happy Mother’s Day – Trần Vấn Lệ)
*
Thôi tôi xin khất hẹn
Đâu mà chẳng có mây?
Đâu mà chẳng mắt cay?
Cao ốc, đèn xanh đỏ
.
Đèn Cali ngọn tỏ
“Đèn Mỹ Tho ngọn lu”
Texas đèn màu thu
Màu quê hương tôi nhớ
.
Có gì mà nức nở?
Đâu cũng là quê hương
Có gì mà đoạn trường?
Chắc vì bị từ bỏ?!
.
Bạn ơi tôi hỏi nhỏ
Thật nhớ quê hương không?
Nhớ mẹ có nhói lòng?
Hỏi chi “Con về nhé?”
.
Quê hương tôi luôn nhớ
Dù đã bị chối từ
Mẹ người tôi yêu quý
Mẹ trong lòng thiên thu!
.
Quê hương tôi là Mẹ
Mẹ cũng là quê hương
Mẹ ơi khúc đoạn trường
Mẹ đâu rồi?… Dâu bể!
.
Làm sao tôi có thể
Gặp lại được Mẹ đây?
Trời có những đám mây
Bay về đâu… mây lệ?
.
Đúng là tôi thật tệ
Happy Mother’s Day
Mà tôi không happy
Không nói “Con về nhé”
.
Làm cách nào có thể
Gặp lại Mẹ mà về?
Mẹ rồi đã cùng Cha
Tan mờ trời phương viễn
.
Con không về đưa tiễn
Buồn lắm Cha Mẹ ơi!
Từ ngày vượt trùng khơi
Đành “nghìn trùng xa cách”
.
Chiều nay nơi Texas
Trên trời có nhiều mây
Hình như mắt cay cay
Đã tới Ngày Của Mẹ
.
Happy Mother’s Day!
Happy ngày của Mẹ!
Happy… sao ngấn lệ?
“Bông hồng trắng” ngực tôi [*]
.
Sẽ không phải người hiền
Nếu quên tình cha mẹ
Chắc chắn là rất tệ
Nếu không nhớ quê hương
…….
[*]”Vào ngày Mẹ (Mother’s Day), nếu ai còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và người đó sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu ai mất mẹ, sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng” – Bông Hồng Cài Áo – Thích Nhất Hạnh
.
Nguyên Lạc

XÂY DỰNG Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CHO CON TRẺ

Gallery

This gallery contains 1 photo.

VŨ THỊ HƯƠNG MAI Xã hội càng phức tạp, nhiễu nhương, cha mẹ càng phải quan tâm bồi dưỡng ý thức đạo đức cho con cái. Có ý thức đạo đức vững mạnh, con trẻ mới có đầy đủ sức … Tiếp tục đọc

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 11)

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc .QUAN NIỆM VỀ CHỮ ĐẠO TRONG VĂN HÓA UỐNG TRÀ VIỆT NAM .Ở nước Ta, miền Bắc thường gọi là cây chè; miền Nam lại gọi là cây trà; riêng xứ Nghệ, dùng từ chè khi sử dụng … Tiếp tục đọc

XUÂN ĐI XUÂN ĐẾN

    VÕ CÔNG LIÊM            

tet 2022                                        

                                                                     XUÂN LẠI ĐẾN

   Dựa ý bài thơ của thiền sư Mãn Giác (1052-1096) làm tựa cho luận đề mùa xuân năm nay. Một bài thơ mang tính thời gian và không gian vô cùng, vô tận một chuyển hóa trường tồn đọng lại trong bài thơ tứ tuyệt với âm điệu ngũ ngôn và thất ngôn lồng vào nhau như đan kết cuộc nhân sinh; đọc lại giữa lúc xuân về như lời tri ân bậc thiền thơ với phẩm vua phong Nhập nội Đạo tràng Tử y đại sa môn:

                                                                     ‘Xuân khứ bách hoa lạc

                                                                       Xuân đáo bách hoa khai

                                                                        Sự trục nhãn tiền quá

                                                                       Lão tòng đầu thượng lai

                                                                     Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

                                                                    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai’

Dịch:

                                                                    ‘Xuân ruổi trăm hoa rụng

                                                                       Xuân tới trăm hoa cười

                                                                        Trước mắt, việc đi mãi

                                                                          Trên đầu, già đến rồi

                                                                 Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

                                                                Đêm qua sân trước một nhành mai’

                                                                    (Ngô Tất Tố chuyển sang Việt ngữ)

Thiền sư không làm nhiều thơ nhưng bài nào cũng là tuyệt thế, nhất là bài kệ ‘Cáo tật thị chúng’ của Mãn Giác là để đời. Khởi từ chỗ đó thi ca thật sự hiện thân qua những vần thơ của những nhà thơ đời trước và đời sau là chứng tích của lịch sử thi ca mùa xuân. Ngợi ca thiên nhiên như một sự hòa nhập vào hồn thơ bằng một cảm xúc hòa điệu cùng vạn vật để thấy tiết xuân là quan trọng hơn những mùa khác và được nhắc nhở cũng như lập lại những gì đặc thù của mùa xuân là lẽ sống trường sinh mà ai cũng mong đợi. Cuộc đời là thế; cái cũ thì tàn lụi, cái mới thì trổi dậy. Xưa nay đều vậy; thôi thì mặc cái gì đến sẽ đến, sống biết bao lâu nữa để ngừng chơi, bởi; nó mang tầm vóc quan trọng của đời người. Hồn và xác du nhập vào thiên nhiên qua nhiều cách chơi xuân: chơi chữ, xin chữ là sắc xuân, hoa lá cành là hương xuân và thi ca là hồn xuân. Dựa vào phong vị đó để ‘hái lộc tâm hồn’ qua vần điệu của thơ để có một chút hứng xuân. Không biết bao nhiêu thú ăn chơi của mùa xuân; đôi khi trong cái mới đầu năm người ta dựa vào thi ca như niềm tin hay như mộng huyễn, như bào ảnh để rồi tức cảnh thành thơ. Xưa nay thi nhân thường đối cảnh sinh tình, trạng huống đó thoát thai từ tâm thức để có ý và lời thơ qua diễn trình của bốn mùa. Đó là lý do mà chúng ta tìm thấy cái chân như của con người đứng trước thiên nhiên. Lời thơ tuy khác nhau nhưng ý thơ lại tương phùng, tương hợp mà đôi khi cùng một chí lớn để diễn tả cái bao la, vi diệu thâm sâu trong đó, tuy nhiên; nơi thơ có cái phi lý mà hợp lý; cái sự đó gọi là thơ. Thí dụ: ‘Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông’(Nguyễn Du); thuận tai nhưng nghịch lý giữa hoa đào năm ngoái tàn rồi thì làm sao cười với gió đông năm nay, nhưng; đây là một gợi nhớ của thi nhân, của ‘ý tại ngôn ngoại’. Thành ra đọc thơ, ngâm thơ, diễn thơ của mùa xuân là một thẩm quan sâu lắng giữa nhà thơ và hồn thơ trong cùng một trạng huống, nó chứa một chất liệu khác nhau nhưng đồng thể với nhau. Ở đây chúng ta đơn cử một số thơ cổ điển và hậu cổ điển, một số thơ hiện đại và hậu hiện đại, cùng một cảm thức qua hồn thi sĩ để lại mỗi khi xuân về. Đặc biệt năm mươi năm mùa xuân đi qua là một gợi nhớ xuân Mậu Thân (1968) và xuân Mậu Tuất (2018) hai mùa của Khỉ và Chó là hai mùa xuân hòa nhập vào vũ trụ thi ca và vũ trụ con người, những gì mang nặng tâm tư bi thảm cuộc đời. Giờ chỉ còn tiếng nói thi ca.

Trong lý lẽ cuộc đời sự gì trôi chảy không thể vượt được thời gian mà thời gian là ‘bóng thiều quang’; chính thời gian lôi cuốn cuộc đời trôi chảy, thi nhân biết điều đó, bởi; thời gian là yếu tố của sinh và diệt là chứng cớ của thi nhân cho một đoái hoài, coi thiên nhiên và mùa xuân là điều mới lạ và cũng là động lực làm cho đời sống thi vị hơn dù dưới cảnh quang nào. Ngay cả những kẻ có tài chỉ đến một lần phi thường và có khi đến với sáo mòn, rỗng tuếch. Vì thời gian mà xuất thần tuyệt đỉnh và là gì đi nữa đều xẩy ra trong cùng một cảm thức / Every genius is at once extraordinary and banal’ (A. Camus). Đấy là hiện hữu sống thực nơi con người. Do đó; thi ca không đặc hiện hữu vào thơ mà nói lên biến cố, sự kiện tất thảy là hình ảnh bi thảm của cuộc đời đang sống. Thơ xuân hầu hết là hoài niệm để nhớ về.

Thi nhân đời trước: Ức Trai Nguyễn Trãi (1380-1442). Trong tác phẩm ‘Ức Trai Thi Tập’ gồm có 105 bài thơ chữ Hán và ‘Quốc Âm Thi Tập’ bằng chữ Nôm. Nguyễn Trãi làm rất nhiều thơ xuân, mô tả một mùa xuân phong phú và thi vị là biểu tượng cho cái đẹp thiên nhiên mà Người đã sống từ thuở ấu thời cho tới khi lâm chung, chất chứa một nỗi niềm sâu lắng, bàng bạc trong thơ Hán Nôm. Thơ Nôm của tiên sinh ngập tràn sức sống mãnh liệt mang hơi thở của tình yêu. Xuân trong thơ Hán mang một tâm tư sâu lắng, tượng hình, đôi khi bình dị đơn sơ cảnh quê nhưng lại nói lên cái tráng lệ trong đó. Đọc bài thơ tả cảnh quê của Nguyễn Trãi ‘Trại Đầu Xuân Độ’ (Bến đò xuân đầu trại) để thấy ở đó một hiện sinh:

                                                                     Độ đầu xuân thảo lục như yên,

                                                                 Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên.

                                                              Dã kính hoang lương hành khác thiểu,

                                                                     Cô châu trấn nhật các sa miên.

Dịch:

                                                                      Bến xuân khói cỏ xanh lơi

                                                             Lại thêm nước vỗ lưng trời mưa xuân

                                                                     Đường quê người ít vắng tanh

                                                                Suốt ngày bãi cát thuyền nằm lẻ loi.

                                                                                     (Ngô Tất Tố chuyển dịch Việt ngữ)

Nguyễn trãi làm bài thơ này của những tháng năm ở Côn Sơn; đưa vào thơ cả một không gian và thời gian với những nét đặc trưng của thủy thái họa, một thể thơ siêu hình mà thực chất, bởi; thi nhân xử dụng một thứ ngữ ngôn ảm đạm của mùa xuân qua chữ thơ ‘mưa xuân’ và ‘nước vỗ trời’ là hai thứ thường có trong những ngày xuân mà chỉ có Nguyễn Trãi diễn tả nét đặc thù đó trong thơ. Nhưng đặc biệt trong thơ của Nguyễn Trãi phải tìm hiểu ở thơ chữ Hán ông xử dụng mùa thu là mùa chỉ đạo, ngược lại trong thơ chữ Nôm mùa xuân tràn ngập hoa lá cành, nhiều sắc màu. Quả vậy; cảm hứng dành cho mùa xuân hơn cả : ‘Đông phong từ hẹn tin xuân đến / Đầm ấm hoa nào chẳng tốt tươi’ (QATT).

Chưa hết; nguồn thơ xuân của bậc tài hoa thi tứ Nguyễn Trãi đã trải lòng bằng một cảm thức đa dạng để nói lên xuân. Nhà thơ đời trước vốn có hồn lãng mạn thi ca, lãng mạn ở chỗ ‘đối cảnh sinh tình’ hay ‘ý tại ngôn ngoại’ mà phải biến hóa thần thông (thơ), bởi; trước mắt của quê hương xưa là sinh động, đơn sơ và tráng lệ trong ‘con chữ’, đưa ngữ ngôn thơ vào thiên nhiên một cách minh-mị để thơ nhập hóa siêu thoát của mùa xuân qua bài thơ thất ngôn, bát cú Xuân Nhật Hữu Cảm (Ngày Xuân Cảm Tác) :

                                                                       Vũ dục bì mai nhuận tế chi

                                                                      Bế môn ngột ngột tọa thư si

                                                                     Bán phần xuân sắc nhàn sai quá

                                                                         Ngũ thập suy ông dĩ tự tri

                                                                    Cố quốc tâm trì phi điểu quyện

                                                                         Ân ba hải khoát túng lân trì

                                                                     Sinh bình đởm khí luân khuân tại

                                                                     Túy đảo đông phong phú nhất thi

Nghĩa:

(Mưa xuân rắc nhẹ trên những nhành mai như thử làm cho cánh tơ thêm tốt tươi. Người mê thơ cửa đóng then cài ngồi ngất ngưởng trong thư phòng. Mùa xuân thấm thoát đã trôi qua nửa vời. Tuổi năm mươi người đối cảnh không khỏi cảm thấy suy yếu (lòng).Tâm tư dấy lên; ước ao như chim tung cánh mỏi bay về quê cũ. Ơn vua như biển cả mênh mông đành hoản để cho kình ngư uốn lội tự do. Nghĩ lại mình khí phách ngang tàng vẫn còn đó. Thôi ! hãy say nghiêng ngả trước gió đông và ngâm một bài thơ để giải sầu).

Dịch:

                                                                       Lâm râm mưa bụi gột hoa mai

                                                              Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi

                                                                       Già nửa phần xuân cam bỏ uổng

                                                                         Tới năm chục tuổi biết suy rồi

                                                                       Mơ màng nước cũ chim bay mỏi

                                                                       Khơi thẳm nguồn ơn, cá khó bơi

                                                                        Đởm khí ngày nào rầy vẫn đó

                                                                     Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi.

                                                                                       (Ngô Tất Tố chuyển sang Việt ngữ)

Quả vậy; nhà thơ là một con người nghệ sĩ tài hoa mới có những vần điệu thoát tục. Xưa có nói ‘văn dĩ tải đạo’ còn ‘ca dĩ đàm tình’ nghĩa là thi ca có thể bày tỏ tình cảm, một thứ tình nhân bản. Hai câu thơ cuối tác giả chơi chữ một cách tài tình siêu việt ngữ ngôn thơ. Hai chữ đó của bậc trí tài ‘Đởm khí’ và ‘Túy đảo’ xử dụng thiệt là hiếm có giữa đời này; một lối diễn tả tinh tế và thâm hậu.Người theo Tây học cho rằng chơi-chữ chỉ có Victor Hugo; rất cạn lọc con chữ và Sainte-Beuve người đẻ-chữ siêu thần, nhưng; trên lãnh vực thi ca xử dụng con-chữ và chữ-thơ của Nguyễn Trãi mới đạt tới chân như thi ca, không ai hơn.Ngần ấy cũng đủ thấy thi nhân với hoài niệm trước thiên nhiên và tình người là tuyệt cú !

Nguyễn Trãi còn nhiều bài thơ xuân khác cũng là thể thơ trác tuyệt. So sánh giữa Nguyễn Trãi và Đổ Phủ cũng bằng giọng thơ đó; dù có cao có thấp qua bài ‘Xuân dạ hỷ vũ’ (Đêm xuân mừng cơn mưa):

‘Tùy phong tiềm nhập dạ / Nhuận vật tế vô thanh’ (Mưa xuân theo gió vào đêm / Thấm tươi muôn vật êm đềm vô thanh) (ĐP) với hai câu cuối: ‘Sinh Bình đởm khí luân khuân tại / Túy đảo đông phong phú nhất thi’ (Đởm khí ngày nào rầy vẫn đó / Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi) (NT). Hai nhà thơ đều chứa một thứ triết lý nhân sinh. Một đằng nói lên cái nhẹ nhàng không mê mà tỉnh, không buồn mà vui cho một cái gì không sắc, không màu của vô thanh. Một đằng phản ảnh niềm kiêu hãnh, một khí phách ngang tàng bàng bạc cho những khi rỗi. Hai nhà thơ cùng một giác quan bén nhạy qua cảm thức thi ca.

Xuân đi, xuân đến với mọi nơi, mọi người từ già, trẻ nít, thành thị tới nông thôn với những sắc tố đặc biệt của xuân: cảnh đẹp có hương hoa quả phẩm, thời điểm thích hợp giữa người và vật, tâm trí bình thường và an vui hưởng thụ để hòa nhập vào tiết xuân. Lạ thay! nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhìn xuân dưới một lăng kính khác; không vui xuân mà buồn xuân. Tại sao ? Bởi thời gian đã bào mòn ‘nhan sắc’ của con người là nỗi lòng trái ngang giữa đời và người. Đó là thảm trạng bi đát của những con người thất tình, thất chí; huống hồ nữ sĩ Xuân Hương là mặc khách văn nhân thời làm sao mà không đau khổ trước những đối tượng hữu thể, là vì; thời gian làm cho cuộc đời tan biến qua những biến thiên trong đời (sau khi thi nhân đi sứ Trung Quốc về giữa họ Nguyễn và họ Hồ là hố thẳm) cả đôi bên chỉ nhìn thời gian như cái chết để nhìn tất cả là cát bụi và trở lại trong cuộc chơi khác ‘tout va sous terre et rentre dans le jeu’, sự đó chính là mất mát trong từng giây phút: ‘Hởi ai ơi! Chơi lấy kẻo hoài / Chữ rằng Xuân bất tái lai’ (Nguyễn Công Trứ). Là nguyên cớ sinh ra bất mãn, chán chường không còn thấy thời gian hiện hữu của mùa xuân mà trở nên thời gian biến dịch, một thứ không lạm bàn hay coi đây là thứ thời gian ‘bất khả tư nghị / no comment’. Xuân của nữ sĩ giờ là ‘mơ xuân’ không còn là hiện hữu thực thể mà nó nằm trong dạng vô-tri-tính của hữu-thể-tính; đó là cảm thức của con người đứng trước đau khổ và tuyệt vọng. Vì vậy; Hồ Xuân Hương dấn thân là đối diện trước một phản kháng thời gian và con người để có những vần thơ bất mãn, ngang tàng, không còn là giới hạn của hiện hữu, thành thử; chuyển vần ngoại tại và ý thức hiện hữu đều trong qui trình của thời gian trôi chảy; để lại những gì bi đát cuộc đời và hoài niệm cho những cuộc tình đi qua, có lẽ; mối tình của Tố Như là nỗi sầu bi ai, da diết, với Tổng Cóc hay Chiêu Hổ, rồi làm lẽ Phủ Vĩnh Tường, rồi nhập cuộc chơi ở Cổ Nguyệt đường là những chặn đường dấn thân, cam go và sầu bi của một xã hội đầy ước lệ…Ta hãy nghe đôi điều tâm sự của nữ sĩ qua bài thơ thất ngôn bát cú, một bài thơ Nôm nổi tiếng trong tập Xuân Hương thi vịnh; tựa bài thơ: ‘Hữu Cảm’.

                                                         Thảm hại chiều xuân chẳng nể nhau

                                                                 Yêu hoa chi để với hoa sầu

                                                       Nửa sân phong nguyệt chưa chồi ngọc

                                                             Một bức thư tình lặng hạt châu

                                                           Hồn bướm năm canh bầu bạn Thỏ

                                                             Cầu Ô muôn kiếp vợ chồng Ngâu

                                                           Tương tư biết thuở nào khuây khỏa

                                                          Giọt nước duềnh Tương đã đến đâu.

Toàn thể của bài thơ có một đối lập (contrast) giữa tiết xuân mà hoa xuân chưa nở rộ, ý nói cuộc tình nghịch cảnh khó mà tương hợp với Tố Như tiên sinh. Hai câu đầu của bài thơ ‘phá’ và ‘thừa’ là một phản ảnh, là thương tích của nữ thi nhân cho một mùa xuân mất tình yêu. Có vậy mới sanh ra chữ ‘duềnh’ là dè bỉu khinh thường; chữ đó mới gọi là tuyệt chiêu thi tứ. Qua mấy thế kỷ tình ý đó không thể phai nhạt với thời gian. Tài của người thi nhân là: ‘Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy’ (ND). ‘Hữu Cảm’ là nghĩ ngược, trái với đời thường gọi là ‘nghinh tân tống cựu’, nhưng; Hồ nữ sĩ chơi cái chưa ai chơi; đúng nghĩa chơi-xuân bằng câu nói: ‘cảm cựu tống tân xuân’. Đấy là tâm trạng người tài hoa, phận bạc chỉ ôm dĩ vãng để thương tiếc mỗi khi xuân về; đón xuân là ngồi lại để nghe mưa khóc. Cho nên chi thơ Hồ Xuân Hương sống đúng nghĩa của nhà thơ, bởi; trong đó cái điều mà cổ nhân thường nói: ‘đại phàm vật bất đắc kỳ bình tắc minh’ (vật bất bình thì phát ra thành tiếng) Thi ca trở nên siêu thực là ở chỗ đó.

Thi nhân đời sau: Đã sản sinh vô số thi nhân, khởi từ đầu tk. Hai mươi cho tới về sau, và; ở mỗi thi sĩ lại có cái nhìn cách riêng cho mùa xuân dưới nhiều thể loại khác nhau hoặc phá cách. Nhan sắc thi ca không còn thuộc thời gian cổ điển mà phi thời gian của hiện đại, một lối phá thể là chối bỏ vĩnh viễn cái tàn tích cố cựu, vượt biên để tìm thấy tự do của ngữ ngôn thi ca, tìm thấy cái phi lý và hữu lý mà biến mơ thành thực đó là hiện hữu tại thế để mà quên xưa ‘dream in order to forget’(S. Freud). Tất cả trong đam mê mà ra, đam mê ở đây là vượt thoát cho một bản ngã chủ quan của những lý do phi lý có từ xã hội, tôn giáo, luật tắc sự đó gọi là siêu nhạy bén (superego) nó thuộc về tâm sinh lý giữa người làm thơ và đối tượng hiện thể để cấu thành sắc dục thi ca (sensuous poetry). Thi ca giờ đây trở nên hiện tượng vượt ra khỏi hiện thể của lý trí (over-mind). Cảm xúc của thi nhân đời sau có những chuyển dịch bất ngờ thuộc tư tưởng để thành thơ, một phần thuộc tạng thể tâm lý mà người làm thơ buộc phải hòa nhập để mơ về như ước thệ nguyện giữa lúc giao thoa với bốn mùa, với thiên nhiên là những gì tiếp cận trực tiếp. Con người mùa cũ không thể nhận được gì; mà tất cả là dưới nỗi buồn biệt xứ khi xuân về ‘sous les tristesses moissonnées’. Cho nên chi cất tiếng có nghĩa là tiếng gọi; gọi bằng tiếng huyền hoặc của thơ ca, bởi; nó sinh ra khát vọng: của nhung nhớ, của thương yêu, của đoái hoài là hoài niệm của xuân về.

Trong số thi nhân gần đây kẻ đi người ở như bài thơ ‘Xuân Ý’ của Hồ Dzếnh. Bài thơ thi sĩ viết đã lâu qua thể thất ngôn:

                                                           …

                                                           Sắc biếc giao nhau, cành bắt cành,

                                                          Nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh,

                                                             Chim bay cánh chĩu trong xuân ý,

                                                               Em đợi chờ ai, khuất bức mành?

                                                            …

Trong mỗi đoạn thơ Hồ Dzếnh đã chơi chữ bằng ngữ ngôn siêu thoát thơ: ‘Cho chẩy lan thành một suối hương’ Sao lại ‘chẩy’ mà không chầy, không chảy, không dẫy. Không! đó là vi diệu ngữ ngôn của thi ca cho một hiện thể siêu thoát của ngôn từ, không ẩn dụ mà nó trở thành bí truyền của thi ca. Ở câu hai: ‘Chim bay cánh chĩu trong xuân ý’. Không nên lý giải ngữ ngôn thơ mà hiểu đó là ngôn ngữ của thi ca.

Nguyễn Bính thực tế hơn, mượt mà, dung dị như thơ ngây. Nhưng chữ nghĩa có tính siêu hình lịch sử:

                                                               Hôm nay còn xuân mai còn xuân

                                                                   Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân

                                                                      Đã có yêu nhau là đến thế

                                                           Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân.

Đây là những bài thơ tượng trưng chớ thực ra thi nhân Nguyễn Bính cũng như những nhà thơ khác có vô số tình-thơ: thơ cho bốn mùa, thơ tình người và đời là những bài thơ tuyệt xuất không thể bình giải một cách thông thường mà làm mất đi cái thi vị thơ; chỉ một vài bài của những nhà thơ đời trước và đời sau đã cảm hóa được sự thế của trần gian.Từng con chữ, từng phân đoạn, từng chấm phết là ý tình của thi ca.

Giữa hiện đại và hậu hiện đại đi vào tiết xuân chúng ta bắt gặp một số thi nhân cận đại nói về xuân trong một ý tứ khép kín, nhưng; phải tìm thấy trong chất thơ của họ với hàm ý trong cái ‘ý tại ngôn ngoại’. Xuân về trong trí hơn là xuân có thực qua bài thơ lục bát của Cung Trầm Tưởng. Bài thơ: ‘Quá Độ’

                                                                 Hoa xuân nồng, trái xuân ngon

                                                          Mùa xuân công chúa hương còn ở đây

                                                                     Em đi hài biếc chân mây

                                                             Sao tua diêm dúa đong đầy mắt nâu

                                                                  Da mơn tóc mượt chưa sầu

                                                               Gió tung lên trái tú cầu của vua.

Chất liệu thơ nói tới xuân như một chuyển hướng giữa xuân cũ và xuân mới, tiềm ẩn trong một ngữ ngôn của bóng và hình như nghi vấn tuổi đời thực hay mơ. Quả vậy; khi ở cái tuổi chín muồi và tuổi trẻ thanh xuân là nghịch lý tư duy, bởi; xưa là mộng lãng mạn của Paris và nay là thực của đoái hoài cho một thứ nghệ thuật thi ca hơn là nghệ thuật trừu tượng một thứ hóa chất của thơ. Thi sĩ biết điều này; xuân là cảm thức, tết là hoài niệm chớ nó không phải thứ để sờ mó được; nhưng ‘nắm bắt’ được sự chuyển vần của vũ trụ giữa muôn màu của tiết đầu cho một năm, mới sanh ra Nguyên Đán: ‘xuân từ trong ấy mới ban ra / xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà’. Xuân và Tết nó cũng có phẩm trật của nó mới gọi là mùa xuân thiêng liêng (!). Nhưng lời thơ già giặn và tràn đầy kinh nghiệm của người làm thơ hôm qua và hôm nay. Bắt nguồn từ 1968 (Mậu Thân) cho tới ngày ‘bỏ chạy’(4/1975) là thời điểm dấn thân trước cuộc đời của thi nhân và từ đó dàn trải qua nhiều bài thơ khác nhau; nhưng tựu chung hướng về quê cũ đã mất để hóa thân lưu đày…Sáng giá qua thi khúc ‘Ai Tư Vãn’ và ‘Bài ca Níu quan tài’ được liệt loại thi ca bất hủ.Một trong những nỗi lòng của thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã viết thành nhạc-thơ trong đó.

Có một sự tương giao giữa thi nhân với thi nhân nghĩa là cùng cảnh ngộ, cho dù cách biệt không gian, trong quạnh hiu giữa Cung Trầm Tưởng và Thanh Tâm Tuyền luôn nhớ đến nhau. Được nhà thơ siêu thực Thanh Tâm Tuyền diễn tả như sau qua bài thơ ‘Ngày Đến’:

                                                       Nhà hoang vách trống gió luồng

                                                      Vắng tanh nỗi nhớ dập dồn bong vang

                                                       Ngả lưng trên đất mơ màng

                                                       Hé trời trôi giạt ngỡ ngàng tấm thân.

                                                                   (Long Giao 9/1975)

Chính thời điểm đó Thanh Tâm Tuyền thật sự nhớ tết như bài thơ: ‘Chiều cuối năm trồng sắn ở Lào-Kay’ rồi kế đến: ‘Nhổ cỏ hương nhu nhớ bạn’ là những bài thơ ‘đau lòng con quốc quốc’ ở trong tù. Đọc xem bài thơ siêu thực tả cảnh xuân như thế nào trong cảm thức của thi sĩ:

                                                       Vang Vang Trời Vào Xuân

                                                       Mặt trời hồng như trăng

                                                         Thức lòng ta buổi sớm

                                                           Gió núi thổi rộn ràng

                                                        Gọi nghe biển dậy sóng

                                                       Đứng vững không khỵu chân

                                                       Trên mảnh đất nghèo khổ

                                                            Thở hít tận vô cùng

                                                         Ngây say đóa hồng rợ

                                                         Vang vang trời vào xuân

                                                           Ta bật kêu mừng rỡ

                                                             Ơi bạn bè xa xăm

                                                           Tim ta cũng cháy đỏ

                                                       Rực thắm bóng trắng ngần.

                                                         (Vĩnh Phú. K2 Tân Lập)

Đó là tâm lý bi thương, là hình ảnh cuộc đời ‘nhuốm máu’; bài thơ ứng vào thời điểm giao thoa của ‘tiếng’ thời gian, thanh âm của con người đứng trước một cảnh đời hết sức bi thảm (tragedy), nhưng; trong bi thảm cuộc đời là hình ảnh trung thành với chân lý, trung thành với cuộc đời; chấp nhận như một định hệ. Ngần ấy nói lên được cuộc đời có những ngăn cách: giữa ngoại giới và nội giới và ở chỗ đó cho ta thấy thi nhân đang mơ-về trong vũ trụ tâm hồn qua cuộc đời bằng một lối suy diễn khác của từng con chữ /Au fond de chaque mot.Tương giao của ngữ ngôn thơ mới thấy thi sĩ Thanh Tâm Tuyền đang sống.

Hậu hiện đại. Hậu siêu thực thơ xuân. Tìm thấy ở đây một tiết tấu của nhạc-thơ-mới trong cung cách dáng điệu (figuration) của thơ xuân, mở lên một chân trời kỳ lạ. Không một chút ngại ngùng mà hợp với trào lưu thi ca đương đại. Đọc lại sự phô diễn xuân qua thơ của một số thi nhân gần đây như một hòa âm điền dã giữa cũ và mới. Với phong cách thơ xuân của Vi Thùy Linh ta mới thấy được chất mới của nó trong một hỗn hợp hiện đại và siêu thực, một thứ âm nhạc giao duyên mới lạ của nhạc vừa trầm tích của ‘ngũ cung thơ’ chứa ở đó một phong vị thơ mới, siêu thực, tự do hình thức mỗi khi ca ngợi mùa xuân:

                                                       Lại một giao thừa xuân hực nhựa

                                                       Để mặc những người đàn ông đến và đi, ngoài cánh cửa

                                                      Mười bảy đêm giao thừa đi qua…

                                                       Rồi lịch cũng không muốn xé

                                                       Tờ lịch lẻ loi đến đầu giường, như lá bùa sã cánh

                                                        Chị nhặt lên

                                                         dán lại

                                                         đêm…

Một biểu cảm về thơ xuân. Bài thơ trên tác giả chia hai nhịp với một bố cục khác nhau của biểu tượng thuộc tượng hình. Thơ Vi Thùy Linh thường kết cấu như vậy; chất thơ siêu hình và siêu thực là cả một đoạn trường giữa trạng huống tâm hồn đang giao cấu trong một không gian và thời gian vô tận; đối kháng giữa hiện thực và siêu thực. ‘dán lại’ ‘đêm’ là một bày tỏ thông thường, không việc gì thắc mắc…

Hình ảnh thơ của Vi Thùy Linh có thể làm cho ta ngạc nhiên, nhưng ngạc nhiên hơn là hình ảnh không xa lìa đối tượng, gắn bó với đối tượng có nghĩa rằng gắn mình vào đó là khám phá nội giới mình qua đối tượng hữu thể, một liên hệ cho môi giới mình: ‘Chị nhặt lên’ đó là ngôi thứ nhất của phạm trù thi ca và văn chương; một lối chơi khác của nữ thi sĩ ‘dán lại’ là đồng lõa để đi vào ‘đêm’. Không sợ chi mà e lệ!

Tóm lại; thơ xuân là nhịp thở của tình yêu dưới những lời nhắn khác nhau nhưng có một: nỗi niềm và hoài niệm. Đấy là hiện hữu cuộc đời đang sống của thời gian và sự kiện . Xưa ước lệ theo Đường luật nhưng không phải vì thế mà đóng khung hay khóa kín; mà phải thừa nhận thi nhân xử thế đúng đường lối thi ca chủ nghĩa. Ngày nay diễn tả với tư thế khác, cấu trúc thơ có nhịp điệu, sự đó gọi là nhạc-thơ-mới điêu luyện và tài tình ở thể thơ hiện đại với nhiều sắc tố khác nhau cho một siêu lý thuộc thi ca.

Không có gì quá cũ và cũng không có gì quá mới. Bởi; ‘tất cả cái đẹp của chúng ta là cái vô hình, cái vô hình không nắm bắt được’ (Atoine de Saint-Exsupéry). Ngay cả mùa xuân nó chỉ là cái bóng của quá khứ mà quá khứ là gì nếu không phải là câu chuyện sống động về cuộc đời. Chớ đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một nhành mai là còn đó. Dẫu cho xuân đi, xuân đến, xuân lại đến là lẽ thường tình nhưng con người đón nhận như thách đố với thời gian. Thi ca chỉ là bày tỏ nỗi lòng ./.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc Trăng đầy. 31/1/2018)

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN – 2022

Đặng Xuân Xuyến

Trước thềm năm mới 2022, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN – 2022 như món quà nho nhỏ quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến đón xuân mới đầm ấm, vui vẻ và bước vào năm NHÂM DẦN thật may mắn, thành công và hạnh phúc!

01. NGÀY MỒNG MỘT

– tức thứ 3 ngày 01/02/2022: 

Ngày Ất Dậu                              Giờ Bính Tý

Hành: Thủy         Sao: Chủy        Trực: Thành

Là ngày Nguyên VuHắc Đạo, không tốt cho các việc: khởi công xây dựng, động thổ, ăn hỏi, cưới xin, khai trương, cầu tài, ký kết hợp đồng, nhập học, xin việc, nhậm chức… Là ngày của sao Chủy thuộc Trực Thành nên đại kỵ với các việc như: khởi công, chôn cất, kiện tụng… Nếu việc không thể dừng thì có thể tiến hành với các việc như: xuất hành, kết thân, thăm quan, cầu cúng, chữa bệnh, nhập học, nhập trạch.

Không tốt với các tuổi:

Kỷ Mão      Đinh Mão     và     Ất Mão

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Dần (03g – 05g)

Mão (05g – 07g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Dậu (15g – 17g)

Hướng xuất hành:

Hỷ Thần: Tây Bắc

Tài Thần: Đông Nam

Hạc Thần: Tây Bắc

02. NGÀY MỒNG HAI

– tức Thứ 4, ngày 02/02/2022: 

Ngày Bính Tuất                      Giờ Mậu Tý

Hành: Thổ         Sao: Sâm         Trực: Thu

Là ngày Tư MệnhHoàng Đạo, tốt cho các việc như: khai trương, xuất hành, khánh thành, mở cửa hàng, ký kết hợp đồng, mưu cầu tài lộc, khởi công, động thổ các công trình, thiết kế nhà cửa, cưới hỏi, nhập học, nhậm chức… Là ngày của sao Sâm, thuộc trực Thu nên không tốt cho việc: kết thân, chôn cất, đơn từ, chữa bệnh…

Không tốt với các tuổi:

Nhâm Thìn    Canh Thìn    và    Bính Thìn                   

Giờ Hoàng Đạo:

Dần (03g – 05g)

Thìn (07g – 09g)

Tỵ (09g – 11g)

Thân (15g – 17g)

Dậu (17g – 19g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỷ Thần: Tây Nam

Tài Thần: Chính Đông

Hạc Thần: Tây Bắc

03. NGÀY MỒNG BA

– tức thứ 5 ngày 03/02/2022: 

Ngày Đinh Hợi                     Giờ Canh Tý

Hành: Thổ         Sao: Tỉnh        Trực: Khai

Là ngày Câu TrầnHắc Đạo, rất xấu với nhiều việc, nhất là với các việc liên quan tới hôn sự, xuất hành, khởi tạo, động thổ, xây nhà, cất nóc, đổ mái, nhập trạch, khai thị, tu tạo, tế tự, chôn cất… Là ngày của sao Tỉnh, thuộc Trực Khai nên có thể tiến hành các việc như: cúng tế, thăm hỏi, sửa chữa, trổ cửa, đào mương, nhập học…

Không tốt với các tuổi:

Tân Tỵ    Đinh Tỵ   và   Quý Tỵ

Giờ Hoàng Đạo:

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Chính Nam

Tài Thần: Chính Đông

Hạc Thần: Tây Bắc

04. NGÀY MỒNG BỐN

– tức thứ 6 ngày 04/02/2022: 

Ngày Mậu Tý                        Giờ Nhâm Tý

Hành: Hỏa          Sao: Quỷ        Trực: Khai

Là ngày Thanh LongHoàng Đạo, tốt cho nhiều việc, đặc biệt tốt và phù hợp với các việc: động thổ, khởi công, xây dựng, cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, cắt băng khánh thành, mua xe, mua nhà, nhậm chức, nhập học, chữa bệnh…

Là ngày của sao Quỷ nên không được tốt cho mấy việc như động thổ, an táng, đơn từ kiện cáo…

Không tốt với các tuổi:

Mậu Ngọ       Nhâm Ngọ     và      Giáp Ngọ

Giờ Hoàng Đạo:

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Đông Nam

Tài Thần:  Chính Bắc

Hạc Thần: Chính Bắc

05. NGÀY MỒNG NĂM

– tức thứ 7 ngày 05/02/2022: 

Ngày Kỷ Sửu                            Giờ Giáp Tý

Hành: Hỏa            Sao: Liễu           Trực: Bế

Là ngày Minh ĐườngHoàng Đạo, tốt cho nhiều việc trọng đại như: cưới hỏi, khởi công, động thổ, xây nhà, khai trương, nhập trạch, nhập học, nhậm chức, cầu tài, xuất hành, sửa chữa, mua xe, mua nhà… Đặc biệt tốt và phù hợp với các việc: nhậm chức, nhập học, ký kết hợp đồng, khai trương, cầu tài… Nhưng là ngày của sao Liễu, thuộc Trực Bế không tốt cho việc: nhậm chức, nhập học, khai trương, chôn cất, khởi công, xây đắp… nên cần cân nhắc kỹ khi chọn ngày này cho các việc. 

Không tốt với các tuổi:

Kỷ Mùi    Quý Mùi    và   Ất Mùi

Giờ Hoàng Đạo:

Dần (03g – 05g)

Mão (05g – 07g)

Tỵ (09g – 11g)

Thân (15g – 17g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Đông Bắc

Tài Thần: Chính Nam

Hạc Thần: Chính Bắc

06. NGÀY MỒNG SÁU

– tức Chủ Nhật ngày 06/02/2021: 

Ngày Canh Dần                          Giờ Bính Tý

Hành: Mộc           Sao: Tinh          Trực: Kiến

Là ngày Thiên HìnhHắc Đạo, xấu cho nhiều việc như: khởi công, xây dựng, cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, mua nhà, xin việc, kiện cáo … Chỉ nên tiến hành với các việc như: nhập học, kết thân, xuất hành, cầu phúc.

Không tốt với các tuổi:

Canh Thân    Mậu Thân    và    Giáp Thân

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Tỵ (09 – 11g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Tây Bắc

Tài Thần: Tây Nam

Hạc Thần: Chính Bắc

07. NGÀY MỒNG BẢY

– tức thứ 2 ngày 07/02/2021: 

Ngày Tân Mão                              Giờ Mậu Tý

Hành: Mộc          Sao: Trương          Trực: Trừ

Là ngày Chu TướcHắc Đạo, xấu cho nhiều việc, nhất là các việc: khai trương, nhập trạch, nhậm chức, xin việc, mua nhà, tậu xe, sinh con, động thổ…. Chỉ nên tiến hành các việc: cúng tế, săn bắt, thăm hỏi, chôn cất, chữa bệnh,…

(Theo sách Ngọc Hạp Thông Thư thì ngày này là ngày Bất tương rất lợi cho việc cưới hỏi nhưng theo thiển ý của chúng tôi thì không nên tổ chức cưới hỏi vào ngày này.)

Không tốt với các tuổi:

Ất Dậu    Kỷ Dậu    và    Tân Dậu

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Dần (03g – 05g)

Mão (05g – 07g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Dậu (17g – 19g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Tây Nam

Tài Thần: Tây Nam

Hạc Thần: Chính Bắc

08. NGÀY MỒNG TÁM

– tức thứ 3 ngày 08/02/2022: 

Ngày Nhâm Thìn                       Giờ Canh Tý

Hành: Thủy        Sao: Dực       Trực: Mãn

Là ngày Kim QuỹHoàng Đạo, tốt cho nhiều việc, đặc biệt lý tưởng để tiến hành các công việc liên quan đến hôn sự như: cầu hôn, dạm ngõ, cưới hỏi hoặc các việc liên quan đến giao tiếp, tranh biện, hội họp… Nên tránh các việc: bốc mộ, tế tự, xây dựng, an táng…

Không tốt với các tuổi:

Giáp Tuất    Nhâm Tuất   và    Bính Tuất

Giờ Hoàng Đạo:

Dần (03g – 05g)

Thìn (07g – 09g)

Tỵ (09g – 11g)

Thân (15g – 17g)

Dậu (17g – 19g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Chính Nam

Tài Thần: Chính Tây

Hạc Thần: Chính Bắc

09. NGÀY MỒNG CHÍN

– tức thứ 4 ngày 09/02/2022: 

Ngày Quý Tỵ                            Giờ Nhâm Tý

Hành: Thủy          Sao: Chẩn         Trực: Bình

Là ngày Kim Đường, Hoàng Đạo, tốt cho nhiều việc trọng đại như: cưới hỏi, xây dựng, khai trương, nhậm chức, khởi công, động thổ, ký kết hợp đồng, xuất hành, cầu tài, kết giao, nhập trạch… Nên lưu ý khi xuất hành đường thủy hoặc tiến hành các việc: đào ao, đào hồ, xả nước.

Không tốt với các tuổi:

Ất Hợi     Đinh Hợi    và   Quý Hợi

Giờ Hoàng Đạo:

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Đông Nam

Tài Thần: Tây Bắc

Hạc Thần: (Không)

10. NGÀY MỒNG MƯỜI

– tức thứ 5 ngày 10/02/2022: 

Ngày Giáp Ngọ                         Giờ Giáp Tý

Hành: Kim           Sao: Giác         Trực: Định

Là ngày Bạch Hổ, Hắc Đạo, xấu với nhiều việc quan trọng như: cưới hỏi, động thổ, khởi công,… đặc biệt với việc mai táng thì đại kỵ. Chỉ nên khởi sự với những công việc như: khởi công lò xưởng, san nền, đắp nền, tu sửa phòng ở, thăm hỏi bạn bè, cầu phúc, cầu thân,.

Không tốt với các tuổi:

Mậu Tý      Nhâm Tý    và     Giáp Tý

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Sửu (01g – 03g)

Mão (05g – 07g)

Ngọ (11g – 13g)

Thân (15g – 17g)

Dậu (17g – 19g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần: Đông Bắc

Tài Thần: Đông Nam

Hạc Thần: (Không)

*

Lần nữa, kính chúc quý vị cùng gia quyến một năm mới an khang thịnh vượng!

————-

Mời nhấp chuột đọc thêm:

– Các bài viết về khoa Tử Vi0

– Các bài viết về khoa Phong Thủy0

– Các bài viết về khoa Tướng thuật0

– Các bài viết về Tín ngưỡng0

*.

Hà Nội, 27 tháng 01 năm 2022

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

,

MERRY CHRISTMAS TO YOU AND YOUR FAMILY

CHRISTMAS

MAY THE LOVE OF GOD BE WITH YOU ALL

How Wonderful

How wonderful when I find your love
Bird swimming
Fish flying
Sun rising on shoulders
And on clouds, Flowers blooming.

How wonderful when my heart filled with your compassion
earth rejoicing
air chanting
life praising.

How wonderful when You are my dreams
And all my thoughts are full of your mercy
For, your compassion fills my world
Ev’ryday I sing your glory.

How wonderful when You are my life
My whole life is thirsting for You, above
Thanks be to You, my sweet Lord Jesus Christ
Sprinkle my life, please, with your eternal love

How wonderful when my life rests in your caring hands
How wonderful when I’m one of your children
How wonderful when You are with me, always
And how wonderful I am your lowly servant

Khê Kinh Kha