BÀN VỀ LONG (RỒNG)

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc Cẩn báo: – Chuyện hạn chế các Bà và cấm trẻ dưới 18 tuổi! Vào bài: Thấy các ngài vua Đại Hán thường “vỗ ngực” tự cho mình là Long (Rồng), Nguyên Lạc tôi thử “động não”, “nghiên … Tiếp tục đọc

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 11)

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc .QUAN NIỆM VỀ CHỮ ĐẠO TRONG VĂN HÓA UỐNG TRÀ VIỆT NAM .Ở nước Ta, miền Bắc thường gọi là cây chè; miền Nam lại gọi là cây trà; riêng xứ Nghệ, dùng từ chè khi sử dụng … Tiếp tục đọc

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 10)

Gallery

This gallery contains 2 photos.

Nguyên Lạc. SƠ LƯỢC VỀ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN Phần Trà Đạo này tác giả xin nói rõ: Đây là những trích đoạn tác giả tìm hiểu, tham khảo rồi sắp xếp lại cho mạch lạc từ các nguồn: Trà … Tiếp tục đọc

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN – 2022

Đặng Xuân Xuyến

Trước thềm năm mới 2022, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN – 2022 như món quà nho nhỏ quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến đón xuân mới đầm ấm, vui vẻ và bước vào năm NHÂM DẦN thật may mắn, thành công và hạnh phúc!

01. NGÀY MỒNG MỘT

– tức thứ 3 ngày 01/02/2022: 

Ngày Ất Dậu                              Giờ Bính Tý

Hành: Thủy         Sao: Chủy        Trực: Thành

Là ngày Nguyên VuHắc Đạo, không tốt cho các việc: khởi công xây dựng, động thổ, ăn hỏi, cưới xin, khai trương, cầu tài, ký kết hợp đồng, nhập học, xin việc, nhậm chức… Là ngày của sao Chủy thuộc Trực Thành nên đại kỵ với các việc như: khởi công, chôn cất, kiện tụng… Nếu việc không thể dừng thì có thể tiến hành với các việc như: xuất hành, kết thân, thăm quan, cầu cúng, chữa bệnh, nhập học, nhập trạch.

Không tốt với các tuổi:

Kỷ Mão      Đinh Mão     và     Ất Mão

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Dần (03g – 05g)

Mão (05g – 07g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Dậu (15g – 17g)

Hướng xuất hành:

Hỷ Thần: Tây Bắc

Tài Thần: Đông Nam

Hạc Thần: Tây Bắc

02. NGÀY MỒNG HAI

– tức Thứ 4, ngày 02/02/2022: 

Ngày Bính Tuất                      Giờ Mậu Tý

Hành: Thổ         Sao: Sâm         Trực: Thu

Là ngày Tư MệnhHoàng Đạo, tốt cho các việc như: khai trương, xuất hành, khánh thành, mở cửa hàng, ký kết hợp đồng, mưu cầu tài lộc, khởi công, động thổ các công trình, thiết kế nhà cửa, cưới hỏi, nhập học, nhậm chức… Là ngày của sao Sâm, thuộc trực Thu nên không tốt cho việc: kết thân, chôn cất, đơn từ, chữa bệnh…

Không tốt với các tuổi:

Nhâm Thìn    Canh Thìn    và    Bính Thìn                   

Giờ Hoàng Đạo:

Dần (03g – 05g)

Thìn (07g – 09g)

Tỵ (09g – 11g)

Thân (15g – 17g)

Dậu (17g – 19g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỷ Thần: Tây Nam

Tài Thần: Chính Đông

Hạc Thần: Tây Bắc

03. NGÀY MỒNG BA

– tức thứ 5 ngày 03/02/2022: 

Ngày Đinh Hợi                     Giờ Canh Tý

Hành: Thổ         Sao: Tỉnh        Trực: Khai

Là ngày Câu TrầnHắc Đạo, rất xấu với nhiều việc, nhất là với các việc liên quan tới hôn sự, xuất hành, khởi tạo, động thổ, xây nhà, cất nóc, đổ mái, nhập trạch, khai thị, tu tạo, tế tự, chôn cất… Là ngày của sao Tỉnh, thuộc Trực Khai nên có thể tiến hành các việc như: cúng tế, thăm hỏi, sửa chữa, trổ cửa, đào mương, nhập học…

Không tốt với các tuổi:

Tân Tỵ    Đinh Tỵ   và   Quý Tỵ

Giờ Hoàng Đạo:

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Chính Nam

Tài Thần: Chính Đông

Hạc Thần: Tây Bắc

04. NGÀY MỒNG BỐN

– tức thứ 6 ngày 04/02/2022: 

Ngày Mậu Tý                        Giờ Nhâm Tý

Hành: Hỏa          Sao: Quỷ        Trực: Khai

Là ngày Thanh LongHoàng Đạo, tốt cho nhiều việc, đặc biệt tốt và phù hợp với các việc: động thổ, khởi công, xây dựng, cưới hỏi, ký kết hợp đồng, khai trương, cắt băng khánh thành, mua xe, mua nhà, nhậm chức, nhập học, chữa bệnh…

Là ngày của sao Quỷ nên không được tốt cho mấy việc như động thổ, an táng, đơn từ kiện cáo…

Không tốt với các tuổi:

Mậu Ngọ       Nhâm Ngọ     và      Giáp Ngọ

Giờ Hoàng Đạo:

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Đông Nam

Tài Thần:  Chính Bắc

Hạc Thần: Chính Bắc

05. NGÀY MỒNG NĂM

– tức thứ 7 ngày 05/02/2022: 

Ngày Kỷ Sửu                            Giờ Giáp Tý

Hành: Hỏa            Sao: Liễu           Trực: Bế

Là ngày Minh ĐườngHoàng Đạo, tốt cho nhiều việc trọng đại như: cưới hỏi, khởi công, động thổ, xây nhà, khai trương, nhập trạch, nhập học, nhậm chức, cầu tài, xuất hành, sửa chữa, mua xe, mua nhà… Đặc biệt tốt và phù hợp với các việc: nhậm chức, nhập học, ký kết hợp đồng, khai trương, cầu tài… Nhưng là ngày của sao Liễu, thuộc Trực Bế không tốt cho việc: nhậm chức, nhập học, khai trương, chôn cất, khởi công, xây đắp… nên cần cân nhắc kỹ khi chọn ngày này cho các việc. 

Không tốt với các tuổi:

Kỷ Mùi    Quý Mùi    và   Ất Mùi

Giờ Hoàng Đạo:

Dần (03g – 05g)

Mão (05g – 07g)

Tỵ (09g – 11g)

Thân (15g – 17g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Đông Bắc

Tài Thần: Chính Nam

Hạc Thần: Chính Bắc

06. NGÀY MỒNG SÁU

– tức Chủ Nhật ngày 06/02/2021: 

Ngày Canh Dần                          Giờ Bính Tý

Hành: Mộc           Sao: Tinh          Trực: Kiến

Là ngày Thiên HìnhHắc Đạo, xấu cho nhiều việc như: khởi công, xây dựng, cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, mua nhà, xin việc, kiện cáo … Chỉ nên tiến hành với các việc như: nhập học, kết thân, xuất hành, cầu phúc.

Không tốt với các tuổi:

Canh Thân    Mậu Thân    và    Giáp Thân

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Tỵ (09 – 11g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Tây Bắc

Tài Thần: Tây Nam

Hạc Thần: Chính Bắc

07. NGÀY MỒNG BẢY

– tức thứ 2 ngày 07/02/2021: 

Ngày Tân Mão                              Giờ Mậu Tý

Hành: Mộc          Sao: Trương          Trực: Trừ

Là ngày Chu TướcHắc Đạo, xấu cho nhiều việc, nhất là các việc: khai trương, nhập trạch, nhậm chức, xin việc, mua nhà, tậu xe, sinh con, động thổ…. Chỉ nên tiến hành các việc: cúng tế, săn bắt, thăm hỏi, chôn cất, chữa bệnh,…

(Theo sách Ngọc Hạp Thông Thư thì ngày này là ngày Bất tương rất lợi cho việc cưới hỏi nhưng theo thiển ý của chúng tôi thì không nên tổ chức cưới hỏi vào ngày này.)

Không tốt với các tuổi:

Ất Dậu    Kỷ Dậu    và    Tân Dậu

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Dần (03g – 05g)

Mão (05g – 07g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Dậu (17g – 19g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Tây Nam

Tài Thần: Tây Nam

Hạc Thần: Chính Bắc

08. NGÀY MỒNG TÁM

– tức thứ 3 ngày 08/02/2022: 

Ngày Nhâm Thìn                       Giờ Canh Tý

Hành: Thủy        Sao: Dực       Trực: Mãn

Là ngày Kim QuỹHoàng Đạo, tốt cho nhiều việc, đặc biệt lý tưởng để tiến hành các công việc liên quan đến hôn sự như: cầu hôn, dạm ngõ, cưới hỏi hoặc các việc liên quan đến giao tiếp, tranh biện, hội họp… Nên tránh các việc: bốc mộ, tế tự, xây dựng, an táng…

Không tốt với các tuổi:

Giáp Tuất    Nhâm Tuất   và    Bính Tuất

Giờ Hoàng Đạo:

Dần (03g – 05g)

Thìn (07g – 09g)

Tỵ (09g – 11g)

Thân (15g – 17g)

Dậu (17g – 19g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Chính Nam

Tài Thần: Chính Tây

Hạc Thần: Chính Bắc

09. NGÀY MỒNG CHÍN

– tức thứ 4 ngày 09/02/2022: 

Ngày Quý Tỵ                            Giờ Nhâm Tý

Hành: Thủy          Sao: Chẩn         Trực: Bình

Là ngày Kim Đường, Hoàng Đạo, tốt cho nhiều việc trọng đại như: cưới hỏi, xây dựng, khai trương, nhậm chức, khởi công, động thổ, ký kết hợp đồng, xuất hành, cầu tài, kết giao, nhập trạch… Nên lưu ý khi xuất hành đường thủy hoặc tiến hành các việc: đào ao, đào hồ, xả nước.

Không tốt với các tuổi:

Ất Hợi     Đinh Hợi    và   Quý Hợi

Giờ Hoàng Đạo:

Sửu (01g – 03g)

Thìn (07g – 09g)

Ngọ (11g – 13g)

Mùi (13g – 15g)

Tuất (19g – 21g)

Hợi (21g – 23g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần:  Đông Nam

Tài Thần: Tây Bắc

Hạc Thần: (Không)

10. NGÀY MỒNG MƯỜI

– tức thứ 5 ngày 10/02/2022: 

Ngày Giáp Ngọ                         Giờ Giáp Tý

Hành: Kim           Sao: Giác         Trực: Định

Là ngày Bạch Hổ, Hắc Đạo, xấu với nhiều việc quan trọng như: cưới hỏi, động thổ, khởi công,… đặc biệt với việc mai táng thì đại kỵ. Chỉ nên khởi sự với những công việc như: khởi công lò xưởng, san nền, đắp nền, tu sửa phòng ở, thăm hỏi bạn bè, cầu phúc, cầu thân,.

Không tốt với các tuổi:

Mậu Tý      Nhâm Tý    và     Giáp Tý

Giờ Hoàng Đạo:

Tý (23g – 01g)

Sửu (01g – 03g)

Mão (05g – 07g)

Ngọ (11g – 13g)

Thân (15g – 17g)

Dậu (17g – 19g)

Hướng xuất hành:

Hỉ Thần: Đông Bắc

Tài Thần: Đông Nam

Hạc Thần: (Không)

*

Lần nữa, kính chúc quý vị cùng gia quyến một năm mới an khang thịnh vượng!

————-

Mời nhấp chuột đọc thêm:

– Các bài viết về khoa Tử Vi0

– Các bài viết về khoa Phong Thủy0

– Các bài viết về khoa Tướng thuật0

– Các bài viết về Tín ngưỡng0

*.

Hà Nội, 27 tháng 01 năm 2022

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

,

CHI TIẾT XẤU ĐẸP CỦA 10 NGÀY ĐẦU NĂM TÂN SỬU – 2021

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Đặng Xuân Xuyến Trước thềm năm mới 2021, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP CỦA 10 NGÀY ĐẦU NĂM TÂN SỬU – 2021 quý tặng bạn đọc như một món quà nho nhỏ mừng Xuân Tân … Tiếp tục đọc

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ-KỲ 8

Gallery

This gallery contains 4 photos.

Nguyên Lạc ẤM NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN Theo sách Dương Tiện Mính Hồ Lục (Sách về các ấm trà vùng Dương Tiện) của Chu Cao Khởi thì đời Chính Đức, Gia Tĩnh nhà Minh có Cung Xuân tài nghệ tuyệt vời, … Tiếp tục đọc

VỀ CHỮ “BẬU”

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc 

“Bậu” là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng tây nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi hồi. Tiếng”Bậu” nầy hinh như bây giờ trong nước ít ai dùng, ít ai nhắc đến! Tại sao? Vì quê mùa? Tôi xin được tìm hiểu và giới thiệu đến các bạn vài bài thơ có liên quan đến chữ “Bậu” thân yêu nầy.
.
ĐỊNH NGHĨA CHỮ BẬU
.
1. Chữ BẬU trong sách vở

Trong các sách vở khi định nghĩa “Bậu”: 
– Bậu: Chữ nôm, nghĩa:  Em, mầy như chữ em bậu, bậu bạn (bạn hữu chung cùng; đi theo nhau, hôm sớm có nhau), qua bậu (Tao mầy (tiếng nói thân thiết) như lớn nói với nhỏ, chồng nói với vợ)(1)
– Bậu chỉ người nói chuyện với mình khác phái, có ý thương mến, thân mật(2) 
– Bậu chữ được dùng như tiếng “em”, tiếng gọi vợ, hoặc nhân tình, hay em bạn”(3)
–  Bậu (danh từ) (xưa): tiếng thân kêu vợ mình.(4)
(Theo Hai Trầu – Lương Thư Trung)
.
2. Chữ BẬU theo cảm xúc của thi nhân

Xin được trích đoạn ra đầy ý nghĩ, cảm xúc về chữ BẬU của thi sĩ Lê Văn Trung:
.
[… Không biết các nhà ngôn ngữ học giải nghĩa “bậu” như thế nào, tôi vẵn đinh ninh rằng : dù giải nghĩa thế nào đi nữa cũng không thể lột tả hết ý nghĩa tình cảm sâu đậm thiết tha mà đầy thương cảm của đại danh từ ngôi hai nầy. Tiếp tục đọc

Công, Dung, Ngôn, Hạnh Thời Nay

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF

Tứ Đức Trong Thời Đại Hiện Nay

Trong cuộc sống, chúng ta không thể thiếu cái đẹp, cái đẹp bất biến trường tồn, cái đẹp tiềm ẩn trong con người được biểu hiện qua văn hóa ứng xử, qua nét cao quý của tâm hồn, qua cái đạo đức trí tuệ. Cái đẹp giúp con người xây dựng nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn. Cái đẹp được nói đến ở đây chính là cái đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Đặc biệt là cái đẹp trong lễ giáo xưa, đó là Tứ Đức: Công, Dung Ngôn, Hạnh. Trải qua dòng lịch sử, liệu Tứ Đức có lạc hậu trong thời đại ngày nay không?

Đòi hỏi của Tứ Đứctrong thời đại hiện nay
         Công đối với người phụ nữ ngày nay, là vừa khéo quán xuyến công việc nhà vừa lo công tác ngoài xã hội, biết sắp xếp công việc sao cho hợp lý, cẩn thận và chu đáo, biết nuôi con khỏe, dạy con ngoan: “Đảm việc nhà, giỏi việc xã hội”. Ngoài ra, phải có nghề nghiệp ổn định và làm tốt nghề của mình. Làm tốt công việc của mình sẽ giúp người phụ nữ tự tin, khẳng định được khả năng của mình, góp phần vào kinh tế cho gia đình và đóng góp tài năng, trí tuệ cho xã hội.

           Dung của người phụ nữ thời nay, không còn là nét đẹp “yểu điệu thục nữ, liễu yếu đào tơ” mà là khỏe và đẹp. Khỏe để làm việc tốt, để giữ gìn hạnh phúc gia đình và để sinh Tiếp tục đọc

NĂM HỢI (1)

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc

NĂM HỢI BÀN VỀ HEO/LỢN (1)

DẪN NHẬP

Thấy các ngài quan “đỉnh cao” XHCN Việt Nam sao người nào người nấy cũng phương phi, béo tốt, mặt nung núc, cổ có nọng trong lúc dân chúng thì ốm trơ xương tui lấy làm lạ. Chợt nhớ lại lời dạy của Bác và Đảng: “Cán bộ là công bộc, là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân là chủ”. Thì ra ở nước “văn mình vạn lần hơn tư bản”, “người chủ” tốt quá, hy sinh, chăm lo cho “người đầy tớ” đầy đủ, giống như chăm nuôi HEO, lo lắng bảo dưỡng từng ngày nên “con” nào cũng mập mạp béo tốt. Nhiều khi chúng còn “cắn” lại mà chủ cũng âu yếm vuốt ve. Không như tụi chủ “tư bản bóc lột” chỉ cho công nhân đủ tiền ăn uống, mua xe, mua nhà (nếu biết tằng tiện), chi phí bảo hiểm sức khoẻ …thôi. Đúng là chưa có một đất nước nào tốt đẹp và lạ lùng như đất nước XHCN VN. Thấy hứng thú quá, tôi vội vàng “bóp đầu tàu hũ” của mình, “động não” nhân đầu năm Kỷ Hợi bàn về HEO LỢN tặng các bạn cho vui.
Tiếp tục đọc

*** ‘cấm kỵ trong ăn uống’ của Khổng Tử

Nguyễn Xuân

 

Nhà nho Khổng Tử nổi tiếng với quan điểm “thực bất yếm tinh, khoái bất yếm tế”, tức gạo xay càng kỹ và thịt xắt càng mỏng càng tốt.

Không chỉ là nhà Nho học có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử còn nổi tiếng với những lời dạy về ẩm thực và chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe mà ngày nay vẫn còn được lưu truyền.

Theo Sohu, thời nhà Chu trước công nguyên, Khổng Tử đã đưa ra quan điểm “thực bất yếm tinh, khoái bất yếm tế”, có nghĩa là gạo xay càng kỹ càng tốt, thịt cắt càng mỏng càng tốt. Câu nói này về sau đã trở thành tiêu chuẩn trong nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa. 

Trong cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử nhắc đến nguyên tắc “bát bất thực” (8 nguyên tắc cấm trong thức ăn) Cụ thể: không ăn thực phẩm ôi thiu, không ăn thực phẩm có mùi hôi, không ăn thức ăn được nấu chín quá, không ăn thịt nhiều, không uống rượu nhiều, không ăn đồ sống, không ăn thực phẩm có nhiều gia vị, nói không với đồ trái mùa.

Tranh vẽ Khổng Tử. Nguồn: Wikipedia.

Tranh vẽ Khổng Tử. Nguồn: Wikipedia.

Ngày nay, theo quy định quản lý lưu thông thực phẩm, các sản phẩm dự trữ khi xuất kho phải thông qua thủ tục kiểm tra chất lượng. Chỉ thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh mới được đưa ra thị trường tiêu thụ còn không đạt sẽ bị tiêu hủy hoặc làm thức ăn chăn nuôi. Trên thực tế, thịt cá không tươi không chỉ mất dinh dưỡng mà còn dễ gây ra những vấn đề sức khỏe như ngộ độc.

Ngoài ra, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho nhiều gia vị vào trong món ăn vì sẽ làm mất một lượng dinh dưỡng nhất định trong thực phẩm. Khi đó, các cơ quan bài tiết phải làm việc nhiều, dẫn đến các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận.

Nguyễn Xuân

*** Những chất thuốc của cây xoan

Võ Quang Yến

hoa xoan

Xoan tây trước bến bao lần đỏ
Lệ nhỏ hai lần chàng có hay ?
Lưu Trọng Lư

Soạn xong bài viết, tôi chạy tìm một cây xoan để chụp hình so sánh với cây sầu đâu đã thấy ở trên bờ sông An Cựu. May mắn quá, ở Paris tôi bắt được một cây, và là cây độc nhất, ở Jardin des Plantes. Cây to lớn gần như cổ thụ nên khó so sánh với cây ở Huế non tơ mảnh khảnh. Hôm ấy lại vào xuân, chưa có hoa, chỉ còn trái trăng trắng lúc nhúc tô điểm thân cành trơ trụi đen thui, nổi bật trên nền trời xanh thẳm trông cũng ngoạn mục. Lẽ tất nhiên, tôi đợi đầu hè trở lại thì chiêm ngưỡng được những chùm hoa tím tươi thắm không khác gì những hoa sầu đâu. Thảo nào bên ta thường lẫn lộn xoan với sầu đâu, trong dân gian đã đành mà ngay cả ở trong sách vở. Theo Gs Đỗ Tất Lợi, xoan là loại cây mọc hoang bên nước ta nhưng cũng được trồng để lấy gỗ làm cột nhà, đồ dùng. Về mặt chữa bệnh, hột xoan được đem làm thuốc với tên khổ luyện tử. Người ta dùng vỏ thân và vỏ rễ gọi là khổ luyện căn bì để chữa giun sán ; lá sắc diệt được côn trùng. Người ta còn để lá xoan vào chum đựng các loại đậu để tránh mọt, hoặc lấy nước tắm súc vật (trâu, bò, ngựa) để chữa ghẻ (ĐTL).
Tên khoa học của xoan là Melia azedarach Linn., thuộc họ Xoan Meliaceae (khác với cây sầu đâu Azadirachta indica A. Juss tức Melia azadirachta Linn. hay Melia indica cùng họ) (PHH). Ngoài Việt Nam, xoan còn mọc ở các nước châu Á, tràn qua cả châu Phi, châu Úc, châu Mỹ, vì vậy nó mang nhiều tên tùy theo xứ : kulen ở Trung Quốc, sendan hay ochi ở Nhật Bản, dharek hay dhrek ở Ân Độ, bakain ở Pakistan. Âu Mỹ gọi nó là chinaberry, China tree, chinaberry tree, bead tree, Persian lilac tree hay lilas du Japon, lilas des Indes, laurier grec, faux sycomone (ĐTL). Gần đây, tôi được đọc bài của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (noithatkhaihong.com.vn) xếp cây xoan làm 4 nhóm : xoan ta (còn gọi xoan trắng, có khi xoan lai), xoan tía (gỗ đỏ, còn gọi sầu đâu, sầu đông), xoan đào (tức xoan rừng, màu hồng xẩm), xoan chụi hạn (tức là cây neem), không phân biệt rõ ràng sầu đâu và xoan. Tuy không được khảo cứu sâu rộng như cây sầu đâu, cây xoan cũng đã được nhiều phòng thí nghiệm đặc biệt chú š vì cây có nhiều hoạt chất hay ho mà quan trọng nhất vẫn là azadirachtin hay ấn khổ luyện tử tố như ở cây sầu đâu. Chất nầy có khả năng xua đuổi hoặc phòng ngừa sâu bọ phá hoại, tác dụng lên nền sinh lš thần kinh và cơ thể của chúng, ngăn chặn hay phá hủy quá trình biến thái của nhộng trần, cuộc sinh trưởng của sâu lớn, giảm hạ hay ức chế việc đẻ trứng của sâu cái. Trong phòng thí nghiệm, nhiều loại M. azedarach đã được khảo xét, phần lớn thuộc var. japonica Makino, nhưng cũng thấy có var. australasica, var. subtripinnata, những giống mọc ở Ai Cập, Jamaique, Okinawa bên Nhật Bản, Cucurova bên Thổ Nhĩ Kỳ hay Porec bên Nam Tư.

Độc tính của xoan

Trong dầu hột xoan, nhiều hóa chất dễ bốc hơi đã được xác định : pinen, menthen, camphen, cymen, cadinen, terpinolen cùng linalool, citronellol, cadinol, guaiacol, cresol, phenol. Một nhóm hóa chất thường gặp là steroid, phần lớn ở rễ, có khi ở trái : sitosterol, campesterol, azedarachol, campestenon, stigmastenon. Những terpenoid được tìm ra trong đủ bộ phận của cây : kulinon, kulacton, kulolacton trong vỏ, melianon, melianol, melianodiol trong trái. Những acid khác như vanillic, cinnamic acid, những alcool như lupeol, tricosanol, triacontanol, những ceton như cycloartanon, cycloeucalenon, bakalacton, cũng đã được tìm ra. Tuy những amin acid không có nhiều trong dầu hột xoan, hột chỉ chứa 10,25% protein và lượng đạm N trong protein 13,9%, người Ấn Độ dùng hột xoan làm nguồn amin acid trong thức ăn. Quan trọng là những limonoid : những azedarachin và các dẫn xuất acetyl, đã từng thấy ở sầu đâu, được phát hiện trong vỏ cành, vỏ rễ cùng những trichilin và các dẫn xuất acetyl, diacetyl, những meliacarpinin và các dẫn xuất. Một phần lớn các hóa chất có mặt đưới dạng glycosid : sitosterol glucosid trong trái, trong rễ, flavon rhamnopyranosyl glucopyranosid trong vỏ cành, quercetin rutinnosid trong lá, meliacdien xylopyranoid trong hột, apigin galactopyranosid trong rễ,

Ở nước ta, ai cũng biết sầu đâu và xoan mang chất độc (ĐTL). Nhiều cuộc thực nghiệm đã chứng minh cho cả người lẫn thú vật (12). Một phần chiết từ cây gây chết cho heo con, bò con, thỏ và nhiều loại gia cầm khi tiêm vào hay cho ăn vì gây hỗn loạn, chảy máu trong gan, thận, ruột, dạ dày (6). Con nít chơi nuốt hoa, lá, vỏ cây, hay thường là hột xoan thì buồn nôn, oẹ mửa, ỉa chảy, run giật và sau vài ngày có thể chết. Một nhóm khảo cứu viên ở Canberra bên Úc đã chiết xuất luôn đuợc bốn melatoxin từ trái cây. Những chất nầy không bền, gặp chút acid là tan hủy cũng như khi các hóa sư thử làm ròng hay phân tích qua silice. Vì vậy năng suất chiết xuất rất kém (0,5%), nhưng họ có đủ số lượng để thử lên heo và xác định các chất độc ấy đã gây ra những triệu chứng thần kinh dữ dội và giết chết heo (7) Tuy vậy, ác tính nầy, cũng như mọi chất độc khác, có thể có ích nếu biết dùng đúng liều lượng và biết hướng vào mục tiêu. Một phần chiết từ cành, vỏ rễ đã tỏ ra rất độc đối với tế bào khối u của người. Chiết từ vỏ cành, những chất hydroxy amoorastaton, hydroxy amoorastatin, acetoxy amoorastatin rất độc đối với các tế bào u tuyến ung thư thượng bì ở phổi A-549, buồng trứng SK-OV-3, ruột già HCT-15 cũng như melanoma ác tính SK-MEL-2 (15). Một phần chiết từ vỏ rễ trong ấy người ta đã tách chiết ra những dẫn xuất acetyl tigloyl melacarpinin, deacetyl và isobutyl sendanin cùng hydroxy amoorastin thì lại rất độc cho tế bào bạch cầu lympho P388 (16).

Bảo vệ lúa trồng

Đằng khác, chất meliacin gây một sức chống cản sự nhiễm trùng của virus vào tế bào động vật có vú (10), ức chế cuộc sinh sản nhiều loại virus thường tác động lên chân và miệng FMDV, poliovirus BHK-21(17) và cả những virus VPr, VSH-1, VSH-2, Junin, Tacaribe, Sindbis (13). Meliacin, chiết từ lá, là một peptid có một trọng lượng phân tử khoảng 2200-2300, chỉ gồm toàn những acid béo. Một bản báo cáo khá xưa có nói đến một phần chiết bằng nước có khả năng làm thuyên giảm một cơn hen (1). Đấy là chưa nói đến khả năng chống nhiệt, chữa hủi, eczema cùng những hỗn loạn khác trong cơ thể (7). Người ta cũng có báo cáo về chất vanillic acid tác dụng lên Ascaris suilla và Hymenolepis nana chữa được giun, sán (2). Còn genudin thì ức chế Plasmodium falciparum nên có thể dùng để chữa trị sốt rét (12). Như vậy, linonoid và cả glycosid (9)đều có tác dụng chống khuẩn. Nhưng quan trọng nhất của các hoạt chất cây xoan, cũng như cây sầu đâu, là trừ diệt sâu bọ. Các limonoid như meliacarpinin, trichlin, azedarachin cùng các dẫn xuất đều được đem thử lên nhiều loại sâu, đặc biệt Spodoptera exigua và S. eridania. Những meliacarpinin mạnh nhất vì hoạt tính đã diễn biến từ 50 ppm, tương đương với nồng độ 1micron/cm2, trong lúc những trichlin phải lên đến 200 ppm, còn những azadirachtin thì vào khoảng 200-4000 ppm. Suy ra, về mặt cấu trúc, những limonoid có công hiệu nhất là những loại apo-euphol mang vòng epoxid C14-C15 và có cầu lactol C19-C29. Sự kiện nầy đã được chú ý trong cuộc khảo cứu chữa trị ung thư (12). Ngoài ra melianoniol, chiết từ lá, phá rầy việc ăn uống của sâu bắp cải Pieris repae; salanin, ochninilid B, azadiron, melianon, cũng như một phần chiết từ lá ức chế cuộc sinh trưởng và ngăn chận sự biến thái của ấu trùng sâu đậu Epilachna varivestis ; còn azedarachol từ vỏ rễ thì lại tác động lên ấu trùng sâu Ajrotis sejetum.

Nói chung, ngoài azadirachtin, dầu hột xoan chứa đựng meliantriol (4), có lẽ là chất thuốc cần yếu nhất cho một nước trồng lúa như nước ta vì nó diệt được sâu đục lúa Tryporyza incertulas cùng các sâu Sogatella furcifera, Nilaparvata lugens. Kỹ nghệ thuốc trừ sâu đã bán các loại thuốc JAP-821, JZAP-822 có khả năng bảo vệ cây lúa (8). Riêng genudin, chiết xuất từ gỗ thân cây, tác dụng rất hiệu quả lên các sâu ăn lúa Heliothis zea và Spodoptera frugiperda (12). Bột hột xoan cũng được dùng để bảo vệ lúa mì chống sâu Trogoderma granarium (4). Dùng nước chiết, người ta đạt được một chất khử nấm, chống sâu thuốc lá Peronospora tabacina(3). Từ nấm Penicillum janthinellum mọc trong trái xoan nhiều hóa chất đã được chiết xuất : emodin, jathinon, đặc biệt citrinin ức chế Leishmania phát triển (20). Còn từ nấm Penicillium mọc trong vỏ rễ, những chất preaustinosid A, B có tính chất kìm vi khuẩn trên Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus sp. (19). Phần chiết với methanol cành xoan rất hiệu nghiệm chống các trùng Helicoverpa armigera, Earias vittella, Plutella xytostella (18). Lá và vỏ cây đã được dùng trong cuộc chữa trị các bệnh phong hủi và tạng lao (14). Một văn bằng sáng chế Trung Quốc cho trộn 65-75% chất độc của xoan với nicotin và stemonin để làm thuốc bảo vệ cây bông và rau cỏ, cam đoan không độc cho người và gia súc (11). Tính chất khử nấm của xoan cũng được khai thác làm dầu đánh bóng áo và quần da bên Nhật Bản. Cũng nên biết gỗ cây xoan có thể dùng làm giấy hay tơ vải. Người ta theo dỏi tiến triển của độ dày màng tế bào cũng như kích thước ruột, sợi trong vòng gỗ cây theo mùa để sử dụng đúng lúc. Như sầu đâu, cây xoan đã cống hiến một loạt hóa chất có tính chất sinh học hay ho có thể áp dụng vào y khoa, canh nông hay kỹ nghệ.

Cây xoan Tứ Xuyên

Trong số các cây xoan, có một loại mọc ở vùng tây bắc nước ta (Sơn La, Lai Châu,..) và cả ở miền mam Trung Quốc nên đưọc gọi là xoan Tứ Xuyên. Tên khoa học của nó là Melia toosendan Sieb.et Zucc., người Trung Quốc gọi lian ye (cây) và chuan lian zi (thuốc chiết từ trái), tương đương với tên sen ren shi của Nhật Bản. Một vài hóa chất trong cây đã được thấy với xoan và sầu đâu : isochuanliansu từ vỏ, melianon, diacetyl sendanin từ trái, trichlin với hai dạng I và J từ vỏ cành. Những chất khác là toosendanin từ vỏ, toosendansterol A, B, melia ionosid A, B, toosendanosid từ lá, acetyl toosendantriol, methyl toosendapentol từ trái.

Tác dụng ngừa ăn, chống sâu bọ của toosendanin đã được khảo sát trên sâu Spodopstera litura (21). Đem so sánh với azadirachtin trên sâu đục cành Scirpophaga incertulas thì toosendanin có phần mạnh hơn, trái lại ít công hiệu bằng khi thử lên sâu đục lúa Ostrinia furnacalis. Dù sao, hột xoan có thể dùng trong canh nông để chống các sâu phá hoại lúa như Nilaparvata lugens, Orseolia oryzae và cam, chanh như Diaphorina citri, Panonychus citri (21). Một phần chiết từ vỏ chứa toosendanin đã được thử nghiệm với kết quả khả quan lên các sâu phá hoại hột dự trữ như Cryptolestes ferrugineus, Sitophilus oryzae, Tribolium castaneum (100). Cũng như cây xoan, một phần chiết từ trái đã tỏ ra rất độc hại cho tế bào ung thư vú và MCF-7 (27). Chất diacetyl sendanin chiết từ trái đã đuợc khảo sát về mặt chống ung thư. Các tế bào SF-539 và PC-3 ở CNS và tiền liệt tuyến rất nhạy cảm và so với adriamycin, deacetyl sendanin ức chế chọn lọc hơn lên cuộc phát triển tế bào ung thư ở người (25). Người ta đã có dùng thuốc chiết từ trái để chữa dạ dày khi bị đau cúm hay giun, sán hoành hành (22). Dầu chiết từ xoan cũng được đem trộn với borneol để rải vào giày, tất chống mùi hôi (26). Bột hột xoan và bột rễ bạch chỉ đã được dùng trong một công thức chữa đau chân (23). Sau cùng, một phần chiết từ hột gồm có alcaloid cũng được trộn với bột đậu nành và vài muối kim loại để làm phân bón (24). Như vậy, cây xoan Tứ Xuyên tuy ít, cũng góp phần vào canh nông, y học, kỹ nghệ như xoan và sầu đâu.

Tất cả các loại cây xoan đều là tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đáng được khai thác sâu rộng.

Thông tin Khoa học và Công nghệ 4 1996
Tham khảo
1- B. Natl, Chemical examination of the heartwood of Melia azedarach, J. Sci. Ind. Res. (India) 13B (1954) 740-1

2- T. Tanaguchi, Anthelmintic constituents of Melia azedarach, Osaka Shiritsu Daigaku Igaku Zasshi 9 (1960) 445-6

3- D.B. Campbell, Fungicide from chinaberries, US 3 262,844 (1966) 2tr.

4- P.U. Saramma, A.N. Verma, Efficacy of some plant products and magnesium carbonate as protectants of wheat seed against attack of Trogoderma granarium, Bull. Grain Technol. (3) 9 (1971) 207-10

5- P.R. Zanno, I. Miura, K. Nakanishi, Structure of the insect phagorepellent azadirachtin. Application of PRFT/CWD Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance, J. Amer. Chem. Soc. (7) 97 (1975) 1975-7

6- D.S. Hothi, B. Singh, M.S. Kwatra, R.S. Chawla, A note on the comparative toxicity of Malia azedarach (Drek) berries to piglets, buffalo-calves, rabbits and fowls, J. Res. Punjabn Agric. Univ. (2) 13 (1976) 232-4

7- P.B. Oelrichs, M.W. Hill, P.J. Vallely, J.K. MacLeod, T.F. Molinski, Toxic tetranortriterpenes of the fruit of Melia azedarach, Phytochem. (2) 22 (1983) 531-4

8- J. Hu, J. Yang, L. Chen, Preliminary study on the antifeedant and toxicity properties of chinaberry (Melia azedarach L.) seed oil against major insect pests of rice, Zhongguo Nongyu Kexue (Beijing) (5) (1983) 63-9

9- S.D. Srivastava, Limonoids from the seeds of Melia azedarach, J. Nat. Prod. (1) 49 (1986) 56-61

10- G.M. Andrei, E.B. Damonte, R.A. De Torres, C. E. Coto, Induction of refractory state to viral infection in mammalian cells by a plant inhibitor isolated from leaves of Melia azedarach, Antiviral Res. (4) 9 (1988) 221-31

11- X. Cao, J. Li, M. Du, Insecticidal compositions containing Malia azedarach toxin for crops, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1,045,684 (1994) 4tr.

12- D.E. Champagne, O. Koul, M.B. Isman, G.G.E. Scudder, G .H.N. Towers, Biological activity of limonoids from the rutales, Phytochem.(2) 31 (1992) 377-94

13- G. Andrei, A.S. Couto, R.M. De Lederkremer, C.E. Coto, Purification and partial characterization of an antiviral active peptide from Melia azedarach L. , Antìviral Chem. Chemother. (2) 5 (1994) 105-10

14- H.C. Kataria, Medicinal plant Melia azedarach used in leprosy control, Otiental J. Chem. (2) 10 (1994) 178-80

15- J.W. Ahn, S.U. Choi, C.O. Lee, Cytotoxic limonoids from Melia azedarach var. japonica, Phytochem. (6) 36 (1994) 1493-6

16- H. Itokawa, Z.S. Qiao, C. Hirobe, K. Takeya, Cytotoxic limonoids and tetranortriterpenoids from Melia azedarach, Chem. Phar. Bull. (7) 43 (1995) 1171-5

17- M.B. Wachsman, C.E. Coto, Susceptibility of picornaviruses to an antiviral agent of plant origin (meliacin), Rev. Argent. Microbiol. (1) 27 (1995) 33-7

18- M. Rani, P. Suhag, R. Kumar, R. Singh, S.B. Kalidhar, Chemical coponents and biologiacl efficacy of Melia azedarach stems, J. Med. Arom. Plant Sci. (4) 21 (1999) 1043-7

19- R.M. Geris dos Santos, E. Rodrigues-Filho, Meroterpens from Penicillium sp found in association with Melia azedarach, Phytochem. (8) 61 (2002) 907-12

20- A.M. Do Rosario Marinho, E. Rodrigues-Filho, M.L.R. Moitinho, S. Lourivaldo, Biological active polyketides produced by Penicillium janthinellum isolated as an endophytic fungus from fruits of Melia azedarach, J. Brazilian Chem. Soc.(2) 16 (2005) 280-3

Melia toosendan

21- S.F. Chiu, The active principles and insecticidal properties of some Chinese plants, with special reference to Meliaceae, Schriftenz. GTZ 161 (1984) 255-61

22- T. Nakanishi, A. Inada, M. Nishi, T. Miki, R. Hino, T. Fujiwara, The structure of a new natural a apotirucallane-type triterpene and the stereochemistry of the related terpenes. X-ray and 13C NMR spectral analyses, Chem. Letters (1986) 69-72

23- S. Qiu, Thermal-insulated onsoles for foot disease control, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 85,106,399 (1986) 6tr.

24- H. Zhang, Manufacture of trace element fertilizers containing amino acids, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1,069,257 (1993) 6 tr.

25- H.M. Kim, G.T. Oh, S.B. Han, D.H. Hong, B.Y. Hwang, Y.H. Kim, J.J. Lee, Comparative effects of a adriamycin and 28-deacetyl sendanin on in vitro growth inhibition on human cancer cell lines, Arch. Pharmacal. Res. (2) 17 (1994) 100-3

26- D. Jun, Sprays containing Melia toosendan extracts and borneol for foot odor, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1,089,136 (1994) 5tr.

27- Y.H. Kim, B.Y. Hwang, S.E. Kim, G.T. Oh, J.S. Ro, K.S. Lee, J.J. Lee, Isolation of two limonoids from the fruits of Melia toosendan, Yakhak Hoechi (1) 38 (1994) 6-11

28- Y.S. Xie, P.G. Fields, M.B. Isman, W.K. Chen, X. Zhang, Insecticidal activity of Melia toosendan extracts and toosendanin against three stored-product insects, J. Stored Prod. Res. (3) 31 (1995) 259-65

Thêm chuyện khỉ

Gallery

This gallery contains 2 photos.

                                                                                                                                                ( Photo internet ) NĂM KHỈ NÓI VƯỢN  Sau ” giải phóng ” 1975 . Miền Nam thường thấy ba con khỉ : Bịt tai , bịt mắt , bịt miệng ; ý nói không nghe những gì cộng … Tiếp tục đọc