THƠ MÙA ĐÔNG “ĐI VỀ ĐÂU” CỦA THH

Gallery

This gallery contains 1 photo.

   Châu Thạch     Vừa ăn tết xong, lòng đang vui khi đọc được bài thơ “Mở CAửa Trái Tim” của bạn tôi, nhà thơ Bụi Đời Trần Thoại Nguyên, tôi liền viết được ngay bài cảm nhận cho “Mở Cửa Trái … Tiếp tục đọc

MỞ CỬA TRÁI TIM

Gallery

This gallery contains 1 photo.

CHÂU THẠCH ĐẦU NĂM ĐỌC “MỞ CỬA TRÁI TIM” THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN       Suốt những ngày tết Quý Mão trời mưa lạnh, tôi nằm đọc thơ. Có lẽ một phần bị ảnh hưởng thời tiết làm tâm trí không … Tiếp tục đọc

VÀI CẢM NGHĨ VỀ SÁCH “BÀI LUÂN VŨ GIAO CẢM THI CA – CẢM NHẬN VĂN HỌC II” CỦA NGUYÊN BÌNH.

Gallery

This gallery contains 2 photos.

  Châu Thạch.       Luân vũ là từ Hán Việt, có ngha là một điệu múa vòng tròn. Nhà thơ Nguyên Bình vừa xuất bản tập sách cảm nhận văn học thứ hai của ông với tựa đề “Bài Luân Vũ … Tiếp tục đọc

ĐỌC “HẠT NẮNG MỒ CÔI”  TẬP THƠ CỦA HOÀI HUYỀN THANH 

Gallery

This gallery contains 1 photo.

  Châu Thạch      Nhà thơ Hoài Huyền Thanh, sống ở thành phố Hồ Chí Minh là một cây bút nữ mà nhiểu người ái mộ và mến phục, không chỉ bởi văn thơ của tác giả, mà còn bởi tấm chân tình … Tiếp tục đọc

ĐỌC “MÂY TRẮNG ĐẦU NON”  THƠ NGUYỄN AN BÌNH.  

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Lời bình: Châu Thạch        “Mây Trắng Đầu Non” là bài thơ mà tác giả Nguyễn An Bình sẽ dùng làm tựa đề cho cả tập thơ ông sắp xuất bản. Tôi chưa đọc được tập thơ nhưng có  hân hạnh … Tiếp tục đọc

Đọc lại “Cõi Đá Vàng”của Nguyễn Thị Thanh Sâm (kỳ 4)

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc . (Tiếp theo kỳ 3) .Kế hoạch thanh toán Phạm Huỳnh và Nguyễn Trần . Nàng xoay người, choàng cánh tay ôm ngang qua ngực chàng:– Thế anh tên là gì nào?– Anh tên là Huỳnh. Nàng kêu … Tiếp tục đọc

Đọc lại “Cõi Đá Vàng” của Nguyễn Thị Thanh Sâm (kỳ 3)

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyên Lạc .(Tiếp theo Kỳ 2) .Đơn xin ra khỏi Đảng của Trần .Từ lớp chỉnh huấn. Trở về, Trần ngã bệnh nặng, được chị Hiếu, một thiếu phụ góa chồng có hai con, hơn chàng mười tuổi, hết lòng … Tiếp tục đọc

ĐỌC “TRẦM KHÚC MÙA THU” THƠ TRẦN THỊ CỔ TÍCH  

Gallery

This gallery contains 2 photos.

 Lời bình: Châu Thạch         Nhà thơ Trầm Thị Cổ Tích là bạn facebook mà chúng tôi khộng nhớ kết bạn khi nào, và thật tình hầu như không giao lưu nhau. Cho đến khi tôi nhắn tin xin khéo … Tiếp tục đọc

THƠ TRẦN MAI NGÂN – GIẤC THỤY DU GIỮA ĐỜI.  ( PHẦN I )  

Gallery

This gallery contains 1 photo.

 Châu Thạch          Chỉ cần mở trang đầu tiên của tập thơ “Khúc Thụy Du” của Trần Mai Ngân, ta gặp ngay lời đề bạt, thì ta có cảm tưởng mình bước vào trong giấc thụy du rồi. Người … Tiếp tục đọc

“Chân Dung Người Lính Thi Sĩ Miền Nam” Thơ Lê Mai Lĩnh .  

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Châu Thạch     CHÂN DUNG NGƯƠÌ  LÍNH   Tặng nhà bình thơ CHÂU THẠCH,  Bảy năm làm línhTám năm, sáu tháng làm tùNăm mươi sáu năm cầm bút xung phongGiờ 72, mình vẫn không muốn làm người đào binhNhưng xin … Tiếp tục đọc

Đọc sách “Tháng Ngày Qua”*

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Trần Thị Nguyệt Mai      Tôi rất hân hạnh được là một trong những độc giả đầu tiên khi cuốn sách “Tháng Ngày Qua” – Hồi ức của Nhà văn Nguyễn Tường Nhung, chỉ mới là những trang bản thảo … Tiếp tục đọc

BÀI THƠ GHEN HƠN MỌI BÀI THƠ GHEN  

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Châu Thạch “BẮT ĐỀN” THƠ MY THỤC   –    BÀI THƠ GHEN HƠN MỌI BÀI THƠ GHEN                                            BẮT ĐỀN   cũng từng trúc mã thanh mai   chưa có em, anh với ai một thời?   cũng từng xuống … Tiếp tục đọc

ĐỌC’THƠ VIẾNG ĐỒNG BÀO CHẾT DỊCH COVID 19” CỦA NGUYỄN KHÔI

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Lời bình: Châu Thạch   Dịch Covid 19 đem nỗi đau đến cho toàn thế giới. Việt Nam cũng không tránh khỏi. Thành phố Hồ Chí Minh bị “toang”. Toang là một động từ chỉ thành trì chống dịch bị … Tiếp tục đọc

ĐỌC TRƯỜNG CA:“SÓNG THỊ THÀNH VÀ EM” CỦA NGÃ DU TỬ

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Châu Thạch “Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường … Tiếp tục đọc

ĐỌC “VỀ LẠI CHỢ GIỒNG” THƠ TRẦN NGỌC HƯỞNG  

Gallery

This gallery contains 1 photo.

 Châu Thạch  cảm nhận Về lại Chợ Giồng Nhiều năm đi biệt không tăm tích Về chẳng còn ai nhận được ta Đường cũ thay tên nhà đổi chủ Lối vào kỷ niệm… biết đâu là Chợ Giồng đó buổi … Tiếp tục đọc

GIỚI THIỆU TẬP TRUYỆN THƠ “DIỆU TÂM CA” CỦA NHÀ THƠ TÂM NHIÊN

Gallery

This gallery contains 1 photo.

– CHÂU THẠCH       “DIỆU TÂM CA”, một tác phẩm của nhà thơ Tâm Nhiên mà với trí tuệ thô thiển của mình tôi tạm hiểu là một “khúc ca về Chân Tâm Vi Diệu” . Tôi thường tự nhận … Tiếp tục đọc

ĐỌC TẬP THƠ “VẪN LÀ EM” CỦA HƯƠNG LAN 

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Châu Thạch      Nhà thơ Hương Lan, quản nhiệm CLB thơ facebook Quảng Trị vừa xuất bản tập thơ “Vẫn Là Em”. Đây là một tập thơ tình dành riêng để trăn trở cho một cuộc tình rất đẹp, rất đẹp … Tiếp tục đọc

NHÀ THƠ MẠC UYÊN LINH VỚI “THƠ TÌNH KHÔNG TUỔI”  

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Châu Thạch        Cầm tập “Thơ Tình Không Tuổi” của nhà thơ Mạc Uyên Linh gởi tặng, nhìn tấm ảnh của nhà thơ được đăng trên trang bìa, tôi cảm thấy tấm ảnh như thể hiện thứ thơ tình không … Tiếp tục đọc

ĐỌC TẬP TRUYỆN NGẮN “XÓM CÔ HỒN” KHA TIỆM LY


 
Châu Thạch    

Phi lộ: Nhân dịp nhà văn Kha Tiệm Ly vừa tái bản tập truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” lần thứ ba, tôi xin đăng bài cảm nhận của mình về tập truyện ngắn nầy. Đây là một tập truyện có giá trị cao, không thể không có trên tủ sách gia đình. Quý vị nào cần mua xin liên hê với nhà văn trên trang facebook khatiemly Hao han. Kính mời.  

Bài Bình: Châu Thạch   

    Đến tuổi thất thập cổ lai hy; nhà văn, nhà thơ Kha Tiệm ly mới xuất bản được tác phẩm của mình, khi mà tên tuổi ông trong và ngoài nước không mấy ai không biết và không yêu mến. Điều đó chứng tỏ Kha Tiệm Ly đã cày trên thửa ruộng văn chương của mình, thu hoạch hoa màu thật tốt tươi nhưng thời nay, thứ sản phẩm trí tuệ tốt tươi ấy đem tặng không cho đời thì dễ nhưng bán cho đời thật khó.  

     Cũng may tập truyện ngắn Xóm Cô Hồn in 1000 quyển đã được mua sạch khi mới đem về, chứng tỏ uy tín Kha Tiệm Ly khiến cho nhiều người háo hức đón chào. Đến nay ông đã xuất bản lần thứ ba nhưng sách vẫn bán chay. Thành thật chúc mừng ông.  

     Xóm Cô Hồn gồm có 19 truyện ngắn, trong đó có 9 truyện truyền kỳ, còn lại dành cho nhiều thể loại khác.    

     Trước hết người viết xin đề cập đến truyện truyền kỳ của Kha Tiệm Ly vì ở tập sách nầy truyện truyền kỳ chiếm một số trang rất lớn.    

     Truyền kỳ là gì? Tìm câu trả lời hay nhất trên Google như sau: “Truyền Kỳ Mạn Lục (nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ) là một tập truyện của nhà văn Nguyễn Dữ, được in trong khoảng năm 1768. Dù là sao chép tản mạn những truyện lạ nhưng Truyền Kỳ Mạn Lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam Chích Quái, Thiên Nam Vân Lục… mà là một sáng tác văn học. Lấy bối cảnh chủ yếu là một phần hiện thực thế kỷ XVI, các truyện hầu hết ở thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ và đều có yếu tố hoang đường, nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán.  

      Truyền Kỳ Mạn Lục phản ánh số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà bất hạnh thường rơi vào người phụ nữ (như người thiếu phụ Nam Xương), thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hoá nước Việt (như chuyện chức phán sự đền Tản Viên), đề cao đạo đức nhân hậu, thuỷ chung, đồng thời khẳng định quan niệm sống “lánh đục về trong” của tầng lớp trí thức ẩn dật đương thời.     

     Truyền Kỳ Mạn Lục là đỉnh cao đánh dấu bước trưởng thành của thể loại truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, từng được Vũ Khâm Lân (thế kỷ 17) khen tặng là “thiên cổ kỳ bút”. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kỳ ở các nước đồng văn.”    

     Vậy thể loại truyện kỳ có ở nước ta từ 400 năm trước. Nay giữa thế kỷ 21 nầy nhà văn Kha Tiệm Ly lại quay về với nhưng câu chuyện cổ xưa, với lối hành văn cổ xưa, chắc là ông muốn tải cái đạo lý của thời xưa cho người đời nay suy nghiệm.  

      Truyện truyền kỳ của Kha Tiệm Ly đọc hấp dẫn không thua gì Liêu Trai Chí Dị. Trước hết nó đưa ta đến những cảnh vật nên thơ có con người và những mối tình thú vị, với mỹ nhân và thánh thần bí hiểm . Sau nữa truyện truyền kỳ như con thuyền tải đạo lý, đánh động lòng ta suy nghĩ về lẽ phải, công bằng xã hội, nhân cách con người và quyền sống tự do, hạnh phúc.    

      Ta không thể không thoả lòng với con “Chồn Cái Có Nghĩa” tuy ân ái với chàng thư sinh nhưng giúp cho tình chồng vợ của chàng không lỗi đạo.    

      Ta không thể không mông lung suy nghĩ cái cao siêu trong “Chuyện Hai Con Rồng” nói về một bậc nhân tài vẽ muôn chim, muôn thú, muôn hoa y như là thật, nhưng khi vẽ cặp phi long treo tại ngai vàng thì chỉ quệt hai đường mực xạ khiến phải bị rơi đầu! Sau đó chỉ một tên lính hầu tầm thường nói nhỏ vào tai đã khiến nhà vua tỉnh ngộ nhận ra cái thâm thuý của cặp tranh kia để trở thành một đấng minh quân.    

      Ta thật cảm phục câu chuyện “Liệt Nữ anh Hùng” người vợ thủ tiết chết theo chồng.  

       Câu chuyện linh hồn một cân quắc anh thư “ Liên Hà Tiểu Thư” chết vì cả nhà bị lũ gian thần hảm hại, đã hiện thân vầy duyên cùng một ẩn sĩ có ngọn bút như thần viết “Biên Cương Nộ khí Phú”, một bài phú hào hùng, tràn lòng yêu nước, yêu quê hương.     

       Ta thú vị với “Truyền Thuyết Hoa Đà”, một danh y cương trực khẳng khái, đã chữa lành cho hoàng hậu phát bệnh do “thiếu nặng đức nhân, thich nghe lời xu nịnh, chẳng phân biệt phải trái, hay dùng lời cao ngạo” và đã đánh lừa được ước muốn của một hôn quân sinh hoang tưởng mơ chuyện cỡi rồng.     

     Ta cảm kích câu chuyện “Thuỷ Chung Với Vợ” kể chuyện người chồng không đành giết vợ mình khi biết nàng là loài hồ ly bước ra từ chính bức tranh chàng hoạ.     

     Rồi câu chuyện “Khí Phách Giang Hồ” xảy ra trong thời chống Pháp thuộc vùng Gia Định Nam Kỳ, giữa môn phái võ thuật yêu nước đấu tranh cùng môn phái theo gót ngoại bang. Câu chuyện đề cao tinh thần yêu nước, nghĩa khí giang hồ, tình yêu cao thương của anh hùng hảo hán thời bấy giờ.     

     “Ăn Tết Với Ma”, “ Ngọc Lựu Mỹ Nhân” là nhưng câu chuyện xảy ra ở thời mạt Minh bên Tàu hay thời Lê Trung Hưng đất Việt, đều là những câu chuyện huyễn hoặc trong thời suy thoái quốc gia, trên thì tranh giành quyền lực, thu gom của cải, dưới thì sách nhiễu dân chúng, tuỳ tiện cướp của cướp nhà, bá tánh phải chịu muôn vàn lầm than khốn khổ, nước mắt chảy thành sông, thành suối, từ đó những hồn ma bóng quế nữ nhi chịu oan ức không siêu thoát mà trở lại với đời, kết nghĩa với hiền tài bất đắc chí ở trần gian.     

      Truyện truyền kỳ của Kha Tiệm Ly lấy tấm gương xưa mà soi vào hiện thực, khéo léo mà sâu xa, nhẹ nhàng mà thâm thuý, cuốn hút người đọc thích thú theo sự việc ly kỳ để rồi khi bình tâm lại, nghe tiếng lẽ phải cáo trách, nghe lương tâm thời đại nhói đau trong lòng.    

     Mười truyện ngắn còn lại, Kha Tiệm Ly viết về kỷ niệm đời mình, về những mẫu người đặc biệt, về nếp sống của tầng lớp cùng đinh xã hội. Nói chung mỗi câu chuyện đều làm cho ta suy nghiệm về một triêt lý sống ở đời.  

      Với truyện ngắn “Gánh Hát Về Làng” ta quay lại thời tuổi thơ của tác giả ở một miền quê Nam Bộ. Thời đó gánh hát bội về làng và gánh hát bội ra đi để lại trong lòng trẻ thơ biết bao nhiêu là kỷ niệm êm đềm.  

      Với truyện ngắn “ Nhật Ký Của Ba” làm ta rơi nước mắt vì người cha bán một phần thân thể cho con ăn học. Truyện ngắn “Xóm Cùi” viết về một người đàn bà xấu xí tật nguyền bị hất hủi cho đến phút cuối cuộc đời. Truyện ngắn “Người Bạn Lạ Đời” kể chuyện một người đi tu có tính toán nhưng đem đến cho ta nhiều phân vân về cái thật cái giả ở đời. Truyện ngắn “Đạo Đời Hai Ngã” là nỗi đau của mối tình phân rẽ, gặp nhau lại thì đạo, đời hai ngã lại làm cho phân cách nhau hơn.  

      Những truyện ngắn như “Đậu Cô Lang”, “Muộn Màng”, “Thế Võ cuối cùng”, “Xông Đất”… đều cuốn hút người đọc vào tinh tiết lý thú trong hư cấu nhân vật nổi bật và bố cục mạch lạc ngắn gọn làm cho ta say sưa câu chuyện . Đặc biệt “Xóm Cô Hồn” có lẽ là câu chuyện tâm đắc của tác giả nhất nên ông đã lấy nó làm đầu đề cho cả tập truyện ngắn của mình. “Xóm Cô Hồn” nhưng lại có hồn vì nơi đó chứa những mảnh đời bất hạnh, những thành phần lao động từ tứ xứ kéo về. Đời sống họ phi pháp, nếp sống họ xô bồ vì xã hội đẩy họ vào chỗ cùng đinh nhưng tình bạn của họ, sự chơn chất của tâm hồn, sự đùm bọc che chở nhau phát xuất từ vẻ đẹp, từ sự cao thượng một cách rất tự nhiên có trong lòng họ.  

     Đọc truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” ta tìm thấy ở đó tính nhân văn trong lớp người bần cùng của xã hội, ta tìm thấy ở đó tính Người viết hoa, nhân phẩm của họ được đề cao trong tính cách, trong cách xử sự theo lối bình dân của họ, một lớp người khốn khổ. Lời văn trong những câu chuyện nầy vô cùng xúc tích, giống như một hiền nhân điềm đạm kể chuyện đời, rót vào tai người nghe những điều ý vị trong những nghịch lý của nhân quần xã hội.    

     Nói chung, tập truyện “Xóm Cô Hồn” của Kha Tiệm Ly là một tác phẩm đáng trân trọng, phù hợp với mọi người, mọi tuổi đời dầu già hay trẻ, vì trong đó chứa đựng huyền thoại để con người được tưởng tượng khi xem, vì nó chứa đựng nhiều câu chuyện hấp dẫn về người, về thần , về ma một thuở xa xưa, vì nó dựng lại cuộc sống của con người hiện thực trong con mắt sâu sắc của văn nhân. Tất cả những thứ ấy như những bó hoa chở trên con thuyền đạo lý, để người đọc nhìn thấy cốt truyện như vẻ đẹp của hoa và ẩn dụ của truyện như hương thơm ngào ngạt toả ra, đọng lại lâu dài trong thiện tâm của ta./.     

                                                          Châu Thạch   

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN “CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ”


Tôi đọc truyện ngắn “Cô Sướng Cưới Vợ” trên trang facebook của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Lối viết dí dỏm của anh đã lôi cuốn tôi ngay từ phần đầu của truyện. Khi đọc trên báo mạng, tên nhân vật và tên truyện không hiểu lý do gì mà thay đổi, dù cốt truyện giữ nguyên nhưng tôi thích đọc tên truyện cũ là “Cô Sướng Cưới Vợ”. Có lẽ vì ấn tượng tên “Cô Sướng Cưới Vợ” tạo yếu tố dân dã hơn, chân thật hơn.
Nhân vật Sướng được Đặng Xuân Xuyến ưu ái, giành nhiều sự quý mến. Tính khí khác thường của “cô” Sướng qua ngòi bút của Đặng Xuân Xuyến không hề phản cảm, gây cười mà đáo để duyên:
“Sướng thích được gọi là cô, là chị. Sướng khoái được mọi người mắng yêu câu: “Con đĩ Sướng này xinh phết!”. Thích là thế nhưng Sướng ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Sướng là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm. Tóm lại, Sướng là đàn ông, là nam nhi chính hiệu, là chuẩn men đích thực nên Sướng không chấp nhận ai đó cho rằng, nghĩ rằng Sướng là phận nữ nhi! Ừ thì Sướng thích gọi là cô, là chị. Ừ thì Sướng thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn… Như thế thì đã sao? Những sở thích đó tuy có khác biệt với đặc trưng giới tính của giới nam nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản chất giới tính vốn có của Sướng? Thật đấy! Sướng vẫn là thằng đàn ông đích thực. Sướng vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện. Sướng cũng chưa bao giờ tùy tiện cho rằng mình không phải là thằng đàn ông nên vì thế đừng có ai vớ vẩn nghĩ Sướng là đàn bà con gái. Sướng ghét đấy. Sướng chửi cho đấy.”
Bạn đọc yêu nhân vật Sướng bởi bản chất thật thà, tốt nết của anh. Đằng sau sự đanh đá chua ngoa của Sướng là tấm lòng lương thiện, tử tế, sống nghĩa hiệp với người thân và bè bạn. Bị cụ Vân, bố đẻ của “dì Kiên”, người bạn thân bị “bê đê nặng”, “nhiếc móc” là “pha gái”, chọc vào “điều cấm kỵ” khi coi Sướng là “con đàn bà” dù rất tức cụ Vân nhưng Sướng vẫn biết dừng lại ở đúng đạo nghĩa:
“Nghe câu “Tôi lại hỏi thật chị nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?” mặt Sướng tái lại rồi thoắt cái phừng phừng sát khí. Sướng chống hai tay vào hông. Sướng dậm chân đến huỵch một cái rồi kéo dài giọng:
– Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao? Này! Con nói thật với bố. Đừng tưởng con này trông như pha gái mà nghĩ con này là phận liễu yếu đào tơ, không phải là thằng đàn ông. Đây nói cho bố biết. Đây chưa bao giờ ngồi xổm như mấy con đàn bà! Chưa bao giờ! Bố hiểu chửa! Mà con nói thật nhé. Chắc gì bố đã là đàn ông mà bố bĩu môi, dè bỉu, coi khinh con này như thế.
Thấy sắc mặt tím tái rồi thoắt cái đỏ bừng của Sướng, cụ Vân chột dạ:
– “Mẹ nó! Chạm phải vía “con dở ông dở thằng” này rồi. Nó mà nổi cơn đồng bóng thì mình dại mặt.”. Cụ lùi người, lùi người để tránh cơn giận của Sướng, không ngờ cụ trượt chân ngã oạch một cái. Nhìn bộ dạng luống cuống của cụ, Sướng phì cười, bĩu môi:
– Gớm! Đàn ông chưa? Ối dào! Đàn ông như bố, đây cũng dí thèm!”
Bị cụ Bống, là bố đẻ, đánh chửi, dù “nhiều oan ức” nhưng “cô” Sướng không cãi mà ngồi im cam chịu vì đạo làm con. Bị cụ Bống hiểu sai là “thằng đồng cô” (bê đê) và đe sẽ huỷ hôn giữa Sướng với Ngân nhưng lo cho tương lai của “dì Kiên”, sợ nói ra sự thật chỉ Kiên ái mới là “đồng cô” thì Kiên ái sẽ khó lấy được vợ, sẽ khổ nửa đời về sau của bạn mình nên dù bị oan ức, bị cụ Bống chửi đánh… Sướng vẫn cắn răng chịu đựng. Nghĩa cử đó của Sướng thật đẹp, không phải ai cũng làm được.
Ngân là nhân vật được tác giả giành những lời ngợi ca, những khắc họa rất đẹp về nhan sắc và nhân cách:
“Ngân không mỏng mày hay hạt nhưng Ngân thùy mị, nết na. Ngân không sắc nước hương trời nhưng nét dịu dàng của Ngân đủ khiến trai làng phải thầm mơ trộm nhớ. Ngân được người. Ngân được nết. Cả làng, cả xã chưa thấy Ngân mặt nặng mày nhẹ, cãi cọ với ai. Cứ nhẹ nhàng với mọi người, cứ nhún nhường với mọi người như thể Ngân sinh ra là để chan hòa với mọi người vậy.”
Không chỉ xinh đẹp, hiền thục, đảm đang mà Ngân còn được tác giả Đặng Xuân Xuyến mô tả là người phụ nữ mạnh mẽ trong tình yêu và dám sống với tình yêu đích thực của mình. Cái đêm Sướng biến thiếu nữ Ngân thành người đàn bà được tác giả Đặng Xuân Xuyến dàn dựng như một vụ “tai nạn” hi hữu, chủ yếu để đề cao chữ “trình tiết”, đề cao phẩm hạnh của Ngân. Có thể vì quá quý mến em gái mình nên Đặng Xuân Xuyến mới dàn dựng như thế nhưng nếu là tôi, tôi sẽ để Ngân “dính bầu” như các trường hợp “ăn cơm trước kẻng” khác, thì sự mạnh mẽ trong tình yêu của Ngân mới thật.
Tóm lại, Đặng Xuân Xuyến đã giành cho nhân vật Ngân sự yêu mến và trân trọng đặc biệt. Người con gái ấy không chỉ đẹp người, đẹp nết mà còn là người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ với tình yêu.
Nhân vật cụ Bống xuất hiện cuối truyện và số chữ viết về cụ không nhiều nhưng Đặng Xuân Xuyến đã khắc hoạ thành công hình ảnh cụ Bống: một người ông, người cha yêu thương con, cháu hết mực; có những nghĩa cử cao đẹp, hơn hẳn người đời, biểu hiện ở hành động khi nghe tin con trai bị “đồng cô, không yêu được con gái” đã yêu cầu con trai huỷ hôn, đừng làm lỡ dở cuộc đời người con gái xinh đẹp, hiền thục của làng xã:
– “Thầy hỏi, con phải trả lời thật nhé. Con có yêu cái Ngân không? Con có làm chuyện đàn ông với đàn bà được không? Còn chuyện con với thằng Kiên “ái” nhà ông Vân thế nào? Thầy nghe thằng cháu đích tôn nói con với thằng Kiên “ái” yêu nhau, thề thốt nếu không được sống cùng nhau sẽ cắt tóc đi tu. Đã thế, còn bày đặt chuyện lấy vợ làm gì hả con?”.
Phải là người có tấm lòng của Bồ Tát thì cụ Bống mới lo lắng cho Ngân, khuyên Ngân huỷ bỏ hôn nhân với Sướng vì:
– “Ngân này. Con đẹp người đẹp nết lấy đâu chả được thằng chồng tử tế sao lại chọn thằng Sướng nhà bác làm chồng? Lấy nhau về, không có con cái thì sao được hả con? Rồi sẽ khổ cả đời, con ạ. Nghe bác, hủy đám cưới với thằng Sướng nhà bác đi. ”.
Tóm lại, tôi thích truyện ngắn “CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ” của Đặng Xuân Xuyến bởi, như tác giả Nguyễn Bàng đã nhận xét: “Truyện viết dí dỏm, hài hước gợi nhiều trăn trở với người đọc. Truyện chạm vào trái tim người đọc bởi trong truyện đầy ắp tính nhân văn.”
*.
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319
Long Biên – Hà Nội.

KHỜ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG

 CẢM NHẬN KHI ĐỌC ‘VIẾT CHO KHỜ’

CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

*

Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 mà người ta xem chữ TÌNH nhẹ phều.

Người ta có thể thay người yêu như thay áo, có thể đem chuyện tình cảm ra mua bán, giao dịch, đổi chác… Bữa nay quấn quýt anh anh em em, ngày mai đã quay phắt lạnh như tiền, gọi nhau thằng này con kia… Thế nên chuyện TÌNH “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” mà Cụ Nguyễn Du nói đến cách nay mấy trăm năm đã xưa lắm rồi, đã dần khan hiếm lắm rồi! Nếu có người vì tình còn vương, còn vấn, còn tiếc, còn nuối, sẽ bị người ta cho là ĐIÊN, là KHÙNG mà nhà thơ Đặng Xuân Xuyến lại có hẳn một bài thơ VIẾT CHO KHỜ về sự “điên”, “khùng” ấy với những vấn vương, tiếc nuối.

Thơ Đặng Xuân Xuyến tôi đọc cũng kha khá và đã yêu thơ của tác giả này… Nhưng vì biết khả năng mình không thể viết ra hết được tài điều khiển vần, điệu, chữ, nghĩa… và càng biết không thể diễn tả hết những tâm ý sâu xa làm con tim thổn thức, làm cảm xúc rung rinh thỏa độ ghiền, đủ độ say của mình trong những bài thơ của tác giả này, nên chỉ ngốn ngấu cầm lên, rồi hả hê đặt xuống…

Vậy mà không hiểu sao sau khi đọc VIẾT CHO KHỜ bài thơ cứ vấn vít không cho tôi làm gì, nghĩ gì, yêu thích gì… cứ như hồn vía bị bắt đi, bịt mắt lại… để chỉ được nhìn nó, thì thầm, thủ thỉ với nó mà thôi…

Triền sông chiều nay cạn gió

Ai dụi câu hò

Ai dúi cánh cò líu ríu qua sông

Ai lùa gió đốt lòng

Ai bủa giăng chim trời mà đợi

Khờ hỡi…

Biết rồi

Sao còn vít vương tơ rối.

Ngẩn ngơ chi thì thầm lời của gió

Thương nhớ gì lộc cộc tiếng ngõ khuya

Thì kệ nắng quái trưa

Thì mặc mưa mút mùa

Thì thả nụ yêu quá thì chìm nổi

Để rồi tong tẩy cuộc người

Để rồi xéo xắt miệng đời

Để rồi nụ cười bảy chìm ba trôi chín rối…

Khờ hỡi

Biết rồi

Sao nặng lòng vít vương tơ rối…

Về thôi!

*.

Hà Nội, chiều 10-09-2020

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

——————-

(in tại chuyên mục: QUÁN THƠ HƯ VÔ 396 trên báo Việt Luận (Úc) – Viet’s Herald on Friday, September 18,2020)

KHỜ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG -“Khờ” là tính từ chỉ nhân cách. Là một cách gọi ở thời đại 4.0 này cho những người có trí tuệ thông minh, nhiều hiểu biết… mà không buông bỏ được TÌNH, còn bị TÌNH làm cho long đong lận đận, luẩn quẩn loanh quanh vương vào rối rắm gỡ mãi không ra.

Nếu như “duyên trời” (gió) đã đưa thứ gì đó tới cho mỗi chúng ta: Có thể là một báu vật, có thể là một bình “rượu độc” “hương mê”… mà thế gian gọi là TÌNH để ta thương yêu, chiều chuộng, để ta đắm chìm vào đó mà mê, mà say… thì sẽ có người may mắn được cái duyên lâu bền, cái tình đằm thắm… Những người này thì khỏi nói, vì “duyên ấy”, “tình ấy” sẽ nên vợ nên chồng đến răng long tóc bạc, làm gì có ai khờ ai dại ở đây! Nhưng cũng có một số người gặp phải duyên ít, tình cạn mau để anh đi đường anh, em đi đường em… để rồi có Khờ, có thơ VIẾT CHO KHỜ

Bài thơ VIẾT CHO KHỜ là viết cho ai? hay cho chính tác giả?

Kệ! tôi không cần biết là ai! Chỉ biết khi đọc bài thơ này thì thấy, Trời ơi, khờ gì mà khờ quá mức? Khờ đau, khờ đớn, khờ hết chỗ nói, khờ hết thuốc chữa!

Phải chăng bởi tại thể loại bài thơ là thơ tự do, phong cách lại hiện đại, phóng khoáng cho tư duy bay lên, cùng với cách sử dụng những biện pháp tu từ đặc biệt như hoán dụ, lặp từ, so sánh… cùng quấn quyện với hình ảnh, âm ngữ dân gian sau lũy tre làng có con sông bến nước, có bãi mía nương dâu, như trong ca dao dân ca… đã làm tôi cứ tưởng tượng, cứ suy diễn, cứ lan man… để rồi một hình hài, một tâm hồn, một quãng đời của một con người rất là khờ hiện ra trước mắt tôi..

Cả bài thơ chả thấy tác giả dùng gì đến những chữ: chia tay, ly dị, bỏ đi… mà chỉ là “cạn gió“. Gió cạn được ư? – phải chăng chỉ là giữa người với người dưới một mái nhà duyên đã tận, tình đã hết.

Bài thơ cũng chẳng kể lể dông dài những nguyên nhân “ai” phá đi niềm vui, hạnh phúc, làm xáo trộn sự bình yên, đã thiêu rụi cuộc tình, mà ta chỉ thấy câu hò bị “dụi“, cánh cò bị “dúi“, gió bị “lùa” và chẳng thể “bủa giăng” nhau nữa… Người ta đã buông bỏ cuộc tình này rồi, đã phủi tay, xoay mặt sạch rồi, không vớt vát nổi tí gì nữa rồi… mà sao:

Khờ hỡi

Biết rồi

Sao còn vít vương tơ rối

Biết rồi – sao còn vít vương tơ rối” để rồi tự hành hạ, tự đày đọa cả thể xác lẫn tâm hồn. Để rồi biến mình, biến cuộc sống của mình ra thế này đây:

Ngẩn ngơ chi thì thầm lời của gió

Thương nhớ gì lộc cộc tiếng ngõ khuya

Thì kệ nắng quái trưa

Thì mặc mưa mút mùa

Thì thả nụ yêu quá thì chìm nổi

Để rồi tong tẩy cuộc người

Để rồi xéo xắt miệng đời

Để rồi nụ cười bảy chìm ba trôi chín rối…

Khờ hỡi

Biết rồi

Sao nặng lòng vít vương tơ rối…

Về thôi

Biết tình đã mất, biết người đã phụ bạc, biết mình đã te tua mà vẫn còn “nặng lòng vít vương tơ rối” thì gọi là KHỜ chứ còn gọi là gì?

Mà sao cái tính cách “Khờ” mà nhà thơ Đặng Xuân Xuyến vẽ bằng những biện pháp tu từ đặc biệt và những tiếng gọi “Khờ hỡi” – “Về thôi” lại làm tôi (người làm mẹ) nao lòng, lo sợ đến vậy!

Phải chăng cái thời buổi ngày nay, nhân tình thế thái đã quá tụt dốc. Giềng mối gia đình đã quá lỏng lẻo…đã đẩy những con người, dù họ có là bác sĩ, luật sư, là ông này bà nọ,… mà quá nặng lòng với TÌNH, khi mất tình thì họ sẽ thành kẻ khờ? Liệu ai biết được một mai có ai cạnh mình, hay chính con mình có trở thành kẻ khờ không cơ chứ?

Khờ hỡi – Về thôi” là tiếng gọi diết da, là sự nhắc nhở chúng ta cố sao tôn trọng tình yêu, giữ cho trọn tình, trọn nghĩa tào khang, đừng làm cho xã hội có nhiều KHỜ nữa.

Phải chăng tác giả cũng đang gọi chính mình???

Bài thơ VIẾT CHO KHỜ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến hay quá! Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc

*.

Germary, 09 tháng 10-2020

TRẦN THỊ HỒNG CHÂU

Địa chỉ: Meissner Str 316a, 01445 Radebeul,

Garmany (Cộng hòa Liên bang Đức).

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ “ĐẤT NƯỚC TÔI YÊU”

Gallery

This gallery contains 1 photo.

Nguyễn thị HoàngNguyên GV Trường ĐH Sư phạm Ta nằm xuống thảm cỏ quê hươngHát một bài ca về Đất MẹSông, núi, bầu trời qua bao thế hệVẫn ngọt ngào như câu ca dao Mẹ đã nuôi ta trong mưa … Tiếp tục đọc

“DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG”

GIÁP KIỀU HƯNG

“DOANH NGHIỆP VỚI THỊ TRƯỜNG”
– MỘT CUỐN SÁCH ĐÁNG ĐỌC!

*
Để tìm một cuốn sách về kinh nghiệm làm giàu thật hay thực sự không phải là một điều dễ dàng, mặc dù trong tủ trưng bày ở các nhà sách loại sách này chất cả đống với những cái tên đầy “kích thích”. Nhưng, ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu một cuốn sách mà theo cảm nhận của chúng tôi, mỗi một dòng, một chữ đều bật ra trong tâm huyết, từ máu thịt của người viết như những lời “tâm sự” “gan ruột”.
Cuốn sách bao gồm hai phần. Phần thứ nhất, tác giả hệ thống cho bạn đọc những kiến thức rất cơ bản của một nhà kinh doanh về thị trường. Đối với những ai đã từng qua các “cua” đào tạo về quản lý kinh tế hay đã từng đeo “mác” sinh viên các trường kinh tế thì những kiến thức như thế này không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên để nghĩ cho sâu, hiểu cho kỹ thì không phải ai cũng làm được vì sự phong phú của thị trường. Chính người viết cũng rất khiêm tốn khi viết: “Người viết không có tham vọng trình bầy hết những vấn đề của thị trường hoặc liên quan đến thị trường bởi tính muôn màu muôn vẻ của thị trường, bởi tính biến đổi (nhu cầu và thị hiếu) không ngừng của thị trường”. Ở đây, tác giả “xoáy” váo ba vấn đề chính:

giapkieu

GIÁP KIỀU HƯNG

– Tìm hiểu thị trường
– Chiếm lĩnh thị trường
– Các chiến thuật chiếm lĩnh thị trường
Đây là những nguyên tắc, những điều nên làm và thật cần đối với các doanh nghiệp. Cái “được” mà tác giả xây dựng được trong phần này của cuốn sách là đã “mềm hoá” được những kiến thức kinh tế vốn không mấy “dễ tiêu” đối với người đọc. Vì lẽ đó mà nhiều bạn đọc đánh giá sách của Đặng Xuân Xuyến không nặng về lý thuyết. Nhưng theo chúng tôi, có lẽ đó là cảm nhận của cả hai phần vì ở phần thứ hai của cuốn sách có rất nhiều lời khuyên hữu ích đối với các doanh nhân trẻ mà những lời khuyên này xuất phát từ những điều tâm huyết của người viết khi chiêm nghiệm cuộc sống, chiêm nghiệm quá trình kinh doanh của bản thân cũng như của những doanh nghiệp thành đạt trên thương trường. Điều đáng ghi nhận là Đặng Xuân Xuyến đã không truyền đạt những lời khuyên ấy theo lối “dội” từ trên xuống mà lời lẽ rất chân tình, giản dị nhưng không kém phần mãnh liệt, thổi vào người đọc một luồng cảm hứng cháy bỏng về khát vọng làm giàu. Hãy nghe: “Tôi thành thật mong bạn đừng bao giờ chấp nhận cuộc sống an phận thủ thường, đừng bao giờ bằng lòng với những gì đã có vì cái chất người như vậy không bao giờ giúp bạn trở thành ông chủ được đâu” (Khát vọng làm giàu). Và “hãy mạnh dạn xắn tay áo lên mà miệt mài công việc! Hãy trau dồi kiến thức và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội!” (Thời cơ). Đọc những dòng này, người đọc sẽ rất có cảm tình về khát vọng làm giàu, khát vọng xây dựng cuộc sống, sự nghiệp của chính bản thân người viết. Không trăn trở, không “đau đớn” về cái khát vọng làm giàu của mình thì Đặng Xuân Xuyến không thể bật lên khẩu hiệu đầy lôi cuốn như thế. Cứ cho rằng bạn là người bàng quan với của cải, vật chất nhưng tôi tin bạn là người trọng danh dự và bạn sẽ cảm thấy mình bị thua kém khi đứng cạnh những người bạn thành công trong kinh doanh. Và khi ấy bạn có chắc chắn rằng mình sẽ không có một chút tị hiềm nào trong lòng? Ở đây, Đặng Xuân Xuyến khuyên chúng ta rằng: “đừng nhìn vào cách tiêu tiền của họ mà hãy nhìn vào cách kiếm tiền của họ”. Nhìn để mà học, mà học thì chắc chắn để làm việc rồi. Có nghĩa, bạn phải là con người của hành động!
Với 10 đề mục trong phần hai của cuốn sách, bên cạnh việc thôi thúc, kích thích khát vọng làm giàu của bạn, Đặng Xuân Xuyến còn truyền đạt rất nhiều những kinh nghiệm trong thực tiễn kinh doanh. Điều này thể hiện chủ yếu ở ba đề mục:
– Chính sách dùng người.
– Đánh giá khách hàng.
– Giao dịch – tiền đề của thành công.
Tất nhiên, tác giả không quên nhắc đến “kẽ hổng trong quản lý vốn” – một trong những tiền đề cơ bản khiến cho doanh nghiệp… phá sản! Đọc những mục này, tất cả những chiêu thức quan trọng của các nhà lãnh đạo trong việc quản lý nhân sự, đánh giá khách hàng và giao dịch với đối tác, tác giả đã phân tích từng chi tiết nhỏ giúp cho người đọc dễ hình dung ra “chiến trường” của mình hơn. Ở đây, tác giả đã giúp đọc giả làm công việc gian khổ, khó khăn nhưng cũng thú vị nhất đó là hiểu rõ cả “địch” và “ta”. Bạn có thể hiểu mình nhưng bạn đâu biết hết được tâm lý của mọi đối tác. Không phải là quá khen nhưng công lao nghiên cứu của tác giả trong lĩnh vực tâm lý kinh doanh quả là không thể phủ nhận. Tất nhiên, khi đã khẳng định được danh tiếng của bạn thì không thể không tính chuyện khuếch trương danh tiếng ấy lên và Đặng Xuân Xuyến cũng không quên gởi đến độc giả những kiến thức trong vấn đề quảng cáo rất cần thiết cho các doanh nghiệp trong thực tiễn.
Bên cạnh phần chính của cuốn sách, hai phụ bản là “Vài lời về bốn tể tướng đại tài trong lịch sử Trung Quốc” và “Đôi điều về bốn danh tướng vang bóng một thời trong lịch sử Trung Hoa” của cùng tác giả Đặng Xuân Xuyến là một món quà khá thú vị. Đây có lẽ chính là điểm nhấn để chúng ta tin sự uyên thâm của Đặng Xuân Xuyến là… Đặng Xuân Xuyến.
Bạn có thể không tâm đắc với những điều mà cuốn sách này đặt ra, thậm chí bạn còn hiểu ngược lại vì mỗi người có một quan điểm riêng, thủ pháp riêng trong kinh doanh. Chính tác giả cuốn sách này cũng chỉ khiêm tốn mong muốn: “Cuốn sách sẽ giúp bạn có một khái niệm cụ thể về thị trường và doanh nghiệp; có thể bạn là người đang chuẩn bị bước vào công cuộc kinh doanh thì Doanh nghiệp với thị trường sẽ làm tốt khâu “chuẩn bị” nắm bắt được một số nguyên lý cơ bản để an tâm bước vào nghiệp chủ; còn nếu bạn đã là một doanh nghiệp thực thụ và tài ba thì với hai trăm trang sách này, chí ít sẽ trút bỏ được một số sai lầm đáng tiếc sẽ xảy ra trong cuộc đời kinh doanh của bạn”. Vâng! Tư tưởng đặt ra rất lớn cho tác phẩm – tư tưởng ấy là dành cho bạn đọc – nhưng mong muốn của tác giả thì lại giản đơn như vậy.
Dẫu sao, sau khi đọc xong hai trăm trang sách của Đặng Xuân Xuyến, tôi biết mình đã phần nào chịu ảnh hưởng tư tưởng của anh chàng quá nhiều tham vọng này.
Chẳng biết sự ảnh hưởng ấy có… hại không?
*.
Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 1999
GIÁP KIỀU HƯNG
.

NẮNG MƯA VÀ NỖI NHỚ ÊM ĐỀM!

Cảm nhận của Châu Thạch

TÔI CHO TÔI

vt nguyenTrời cho nắng, trời cho mưa
Tôi cho tôi nhớ ngày xưa của mình.
Ngày xưa tóc mây hoe vàng
Trắng đôi tà áo, chân ngoan đến trường.
Có ai níu giữ mùi hương
Sầu đông tim tím ngát đường tuổi hoa.
Có ai đếm bước chân thơ,
Cột từng sợi gió cho mưa thưa về.
Hạt mưa bụi, vạt tóc thề,
Nhẹ nâng guốc gỗ bên lề phố xưa.
Ngày xưa, Quảng Trị ngày xưa
Mộng đời yên ả trong mùa chiến chinh.
Đường phượng hồng, dòng sông xanh,
Hàng dương gọi gió ru tình hồn nhiên.
Bến xưa bờ cỏ non hiền,
Bước cao bước thấp…một miền tuổi thơ.
Trời cho nắng, trời cho mưa,
Tôi cho tôi nhớ ..ngày xưa của mình.
Võ Thị Nguyên.

Lời Bình: Châu Thạch
Võ Thị Nguyên là đồng môn, là bạn facebook của tôi. Tôi chưa gặp Võ Thị Nguyên lần nào, nhưng có lẽ chúng tôi đã xem nhau là anh em thân tình.
Hồi còn nhỏ, cứ mỗi lần thấy một trái bông gòn nổ bộp trên cao và hàng ngàn cánh trắng tỏa xuống, bay phấp phới trong gió, lòng tôi lại nao nao một niềm vui, như thấy an lành trong tâm hồn. Bây giờ mỗi khi đọc thơ Võ Thị Nguyên, cảm tưởng ấy lại trở về trong tôi. Tôi gọi thơ Võ thi Nguyên là “những cánh hoa trắng, đẹp như những cánh bông màu trắng, nhẹ nhàng bay lửng lờ trong gió “
Đọc bài thơ “Tôi Cho Tôi” của Võ Thi Nguyên có lẽ ít người tâm đắc nếu chưa từng sống trong một thị xã mà chúng tôi đã sống, thị xã Quảng Tri trước ngày bão lửa năm 1972. Chiến tranh đã tàn phá thị xã thành ra bình địa. Chúng tôi thương nhớ ngôi trường đã học, thương nhớ ngôi nhà đã ở, thương nhớ con phố đã đi và thương nhớ những kỷ niệm còn trong ký ức. Thế nhưng sự thương nhớ trong thơ Võ Thị Nguyên không làm rơi nước mắt. không co thắt con tim, mà nó như một cơn gió thoảng, mang hương thơm từ qua khứ bay về, tỏa ra ngào ngạt trong không gian cao rộng. Mùi hương kỷ niệm khiến ta ngây ngất, cho tâm hồn êm đềm bay về quá khứ, như đi trong một giấc thụy du!
“Trời cho nắng trời cho mưa/Tôi cho tôi nhớ ngày xưa của mình” nghĩa là Võ Thị Nguyên nhớ về quá khứ luôn luôn, trong tất cả thời tiết và trong cả bốn mùa.
Chỉ đọc hai câu thơ nầy ta đã cảm nhận nỗi nhớ trong lòng tác giả luôn luôn có, tràn ra không gian, tỏa trong thời gian và thời tiết dầu nắng mưa hay gió bão đều trở nên đẹp tất cả vì nó đều mang hình bóng ngày xưa, phản ảnh tháng ngày qua trong quá khứ. Thế rồi:
Ngày xưa tóc mây hoe vàng
Trắng đôi tà áo, chân ngoan đến trường
“Tóc hoe vàng” vì được biết cả nhà tác giả đều có màu tóc hoe vàng. Cô nữ sinh có mái tóc hoe vàng đó học trường Nguyễn Hoàng, mặc áo trắng, đi về ngày hai buổi dưới chân bóng cổ thành. Câu thơ làm tôi nhớ đến bài thơ “Quê Hương Điều Tàn” của Nguyễn Đức Quang có mấy câu sau đây:
“ Quê Hương anh là Quảng Trị
Nhà của anh bên dòng sông Thạch Hãn
Và xưa đó anh học trường Nguyễn Hoàng
Ngày hai buổi đi về đường Quang Trung
Và chiều chiều trên con phố buồn hiu
Cùng người yêu anh buông lời hẹn hò”
Bây giờ nếu ta đổi nhân vật, anh thành em, thì cuốn phim ngày xưa với mái tóc hoe vàng, với áo trắng, với guốc mộc mà tác giả dựng lại trong những câu thơ sau đây thật vô cùng diễm xưa và vô cùng thắm thiết:
Có ai níu giữ mùi hương
Sầu đông tim tím ngát đường tuổi hoa.
Có ai đếm bước chân thơ,
Cột từng sợi gió cho mưa thưa về.
Hạt mưa bụi, vạt tóc thề,
Nhẹ nâng guốc gỗ bên lề phố xưa.
Tác giả hỏi “Có ai níu giữ mùi hương” nghĩa là không có ai cả, vì mùi hương là vô hình không ai giữ được. Thế nhưng khi tác giả hỏi “Có ai níu giữ thời gian” thì ta hiểu chính tác giả đã níu giữ được cả mùi hương, cả thời gian tâm lý trong tâm hồn mình nhiều năm tháng đã qua. Bởi thế tác giả tiếp tục nhắc lại những kỷ niệm của một thời đi học: Con đường có hoa sầu đông màu tím, mưa bụi, tóc thề và guốc gỗ.
Hai câu thơ “Có ai đếm bước chân thơ/Cột từng sợi gió cho mưa thưa về” cho ta hình ảnh ảnh những chàng trai lẻo đẻo theo gót chân nàng trong những buổi chiều mưa bụi trên tóc thề em. Chắc chắn chàng sẽ vái trời đừng mưa lớn để có thể theo em cho đến tận nhà. Vậy là chàng “cột gió” bằng sự van vái trong lòng mình. Chàng đi theo sau, nhìn từng sợi tóc nàng bay lất phất trên đôi bờ vai thon, trên cổ trên gáy nỏn nà, lòng mong ước gió đẩy mưa đi, để từng sợi tóc kia đừng ướt. Biết đâu trời sẽ thương chàng không mưa lớn, và chàng đã “cột được” “từng sợi gió” bằng tình yêu của mình.
Bằng sáu câu thơ xúc tích ở trên, Võ Thị Nguyên đã hiển thị trong mắt ta quá khứ bằng phim đen trắng, mơ hồ mà lung linh, khiến ta cảm nhận được tất cả chính mình trong đó.
Bây giờ, qua khổ thơ tiếp, tác giả mới nói rõ địa danh, không gian, thời gian nơi mình đã sống, nơi tuổi thơ êm ái và nơi để lại cho mình nỗi nhớ êm đềm:
Ngày xưa, Quảng Trị ngày xưa
Mộng đời yên ả trong mùa chiến chinh.
Đường phượng hồng, dòng sông xanh,
Hàng dương gọi gió ru tình hồn nhiên.
Bến xưa bờ cỏ non hiền,
Bước cao bước thấp…một miền tuổi thơ.
Hai câu thơ mà tôi thích nhất trong khổ thơ nầy là hai câu “Đường phượng hồng, dòng sông xanh/ Hàng dương gọi gió ru tình hồn nhiên” cho tôi nhớ lại trọn ven con đường Gia Long ngày xưa chạy dọc theo bờ sông Thạch Hãn.
Tứ thơ hay nhất trong khổ thơ nầy là tứ thơ “Mộng đời yên ả trong mùa chiến chinh”, một tứ thơ nghịch lý nhưng là sự thật mà ai cũng cảm nhận được nhưng không ai đưa vào thơ cả.
Cuối cùng nhà thơ nhấn mạnh lại bằng hai câu thơ vào bài để người đọc cảm nhận hoàn toàn nỗi nhớ thương triền miên nhưng êm ái trong lòng tác giả. Nỗi nhớ đó phát xuất từ tình yêu một quá khứ vàng son, hằng hữu trong tâm hồn, vĩnh viễn không quên:
Trời cho nắng, trời cho mưa,
Tôi cho tôi nhớ ..ngày xưa của mình
Mỗi lần nhìn ảnh Võ thị Nguyên ngồi trên chiếc xe lăn, chung quanh là hoa, chung quanh là bạn bè, người thân, đồng môn, đồng nghiệp, văn thi sĩ từ phương xa về thăm, lòng tôi lại nao nao như thấy một phụ nữ ngồi giữa “Vườn trong trẻo vô biên và quyến luyến” như Hàn Mạc Tử đã nói về người thơ vậy. Mà thật thế, thơ của Võ Thị Nguyên là tiếng thơ trong trẻo vô biên và quyến xuyến vì nó phát từ con tim quyến luyến, từ tâm hồn trong trẻo và từ sự vô biên của đất trời mà thành thơ. Thơ ấy chỉ có hương của hoa thiên nhiên, chỉ có vị của mật từ loài ong tinh khiết, và cho ta thụ hưởng thanh âm êm đềm qua tiếng thơ êm ái!!!
Châu Thạch

NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN

Gallery

This gallery contains 1 photo.

NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN
THƠ TRẦN VẤN LỆ

*

“Như một bài tập làm văn” là bài thơ sáng tác gần đây của nhà thơ Trần Vấn Lệ.

Thơ 5 chữ, cuốn hút người đọc ngay từ những câu thơ đầu:

“Gió không chừa ngọn cỏ

Mưa không chừa lá nào”

Tả thực mà tinh tế, nhiều gợi cảm. Chữ không thừa không thiếu, vừa đủ để người đọc “cảm thấy”, “nhìn thấy” trận mưa quét rát rạt đang diễn ra trước mắt.

Câu: “Mưa gió rung rinh rào” làm nặng thêm sức lạnh của gió mưa, khiến người đọc gai người rùng mình với cảm giác cô đơn trước khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo của chiều mưa gió.

Câu: “Hoa đào còn, rụng hết…” ngắt thành nhịp 3/2 với dấu chấm lửng ở cuối câu khiến dư âm buồn của trận mưa quét đã tàn phá cảnh vật thêm u ám, xót xa.

Không gian và thời gian càng lạnh lẽo và hoang vắng khi nhà thơ đặt “Người đưa thư, một mình” giữa “Rộng mênh mông phố xá”, nhất là cách ngắt câu ở “Người đưa thư, một mình” thành 2 vế để tăng thêm sự cô tịch và đẩy sự hoang vắng lạnh lẽo của phố xá chiều mưa nhuốm thêm u buồn sang nỗi lòng của người thơ.

Từ “làm” cố ý lặp lại ở câu: “Làm việc và làm thinh” chủ ý để nhấn mạnh hình ảnh lẻ loi nhưng cần mẫn, trách nhiệm với công việc trong suy nghĩ, hành động của người đưa thư.

“Cái bóng hình” người đưa thư “quen thuộc!” được Trần Vấn Lệ vẽ tiếp bằng những câu chữ bình dị, đời thường mà thật ấn tượng: Tiếp tục đọc

ĐỌC “CHÂN DUNG TỰ HOA 34” CỦA LÊ THIÊN MINH KHOA.

Châu Thach

flowers
Thơ Lê Thiên Minh Khoa tự họa 34:
VÀ EM…
Và em.
Và tôi.
Và thơ.
Và lung linh rượu.
Và chờ đêm qua
Và Không.
Và Phật.
Và Ma.
Hội nhau trong cõi ta – bà
Rong chơi
Và em.
Và tôi.
Và ai.
Và trăm năm
Vẫn nhớ hoài ngàn năm
Và ngàn năm
Nhớ xa xăm
Và xa xăm nhớ lầm
Than kiếp người!…
Nhà sáng tác Đà Lạt – 8.2006
LÊ THIÊN MINH KHOA

Lời Bình: Châu Thạch

Có lần tôi đã viết một bài cảm nhận về “Thơ Ngắn Lạ Đời Lê Thiên Minh Khoa”. Ngoài những bài thơ ngắn lạ đời đó, nhà thơ Lê Thiên Minh khoa còn có nhiều bài thơ “Chân Dung Tự Họa” cũng rất lạ đời. Hôm nay tôi xin bàn đến một trong những bài thơ ấy. Đó là bài “Và Em..”

“Và Em…” là một bài thơ mà Lê Thiên Minh khoa không tự họa chân dung của khuôn mặt mình. Nhà thơ tự họa chân dung của tâm hồn mình. Đọc “Và Em…”, ai mến Khoa thì gọi nó là thơ, ai ghét khoa thì gọi nó không là thơ cũng được. Bởi vì “Và Em …” như lời vu vơ của một tên khùng. Ngược lại “Và Em…” cũng như lời cao vời của một thi nhân:

Và em.
Và tôi.
Và thơ.
Và lung linh rượu.
Và chờ đêm qua

Em, tôi, thơ và rượu được hòa điệu trong nhau là những thời khắc hạnh phúc tuyệt vời. Chữ “Và” cho ta cảm nhận sự hội ngộ của 4 nhân vật đem đến niềm vui trác tuyệt. Em là một nhân vật, tôi là một nhân vật, thơ và rượu ở đây cũng được nhân cách hóa thành hai nhân vật để đáng ra, cuộc vui tồn tại thâu đêm.
Thế nhưng lạ thay, nhà thơ xuống một câu thơ nghịch lý vô cùng: “Và chờ qua đêm”.

Chờ ai qua đêm và vì sao phải chờ qua đêm?

Đọc câu thơ nầy tôi bỏ bài thơ xuỗng. Không hiểu! Ngày hôm sau đọc lại câu thơ nầy, tôi lại bỏ bài thơ xuống. Không hiểu! Rồi bỗng một lúc nào đó, sáng tỏ bừng lên trong đầu tôi khi đọc tiếp khổ thơ thứ hai của Lê Thiên Minh Khoa:

Và Không.
Và Phật.
Và Ma.
Hội nhau trong cõi ta – bà
Rong chơi

Hóa ra “Và em, và tôi, và thơ” chỉ là chữ “Sắc” trong đạo Phật. “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”, chữ “Sắc” nầy biến thành chữ “Không” ngay trong tâm hồn vô thường của nhà thơ: “Và không”

Hình như trong khổ thơ thứ nhất chỉ có rượu là thật, còn tất cả chỉ là ảo ảnh, ảo ảnh ấy diển biến trong tâm trí nhà thơ mà thôi. Nhà thơ đang cô đơn giữa cuộc đời, đang bơ vơ lạc lõng trong hố thẳm trí tuệ, đang mất định hướng về đời, về thơ, về tình và về chính bản thân mình.

Đi với linh hồn Lê Thiên Minh Khoa lúc ấy, ở trong đầu Lê Thiên Minh Khoa lúc ấy, không những chỉ có bóng em, bóng thơ mà còn có bóng ma và bóng Phật. Tất cả các bóng đó chập chọa, ẩn rồi hiện, có mà không, không mà có. Những hình bóng đó cùng Lê Thiên Minh Khoa “Hội nhau trong cõi ta-bà/ Rong chơi”. Đúng ra, tất cả những bóng ấy ám ảnh trong tâm hồn nhà thơ, đích thị là chân dung của “tâm hồn Lê Thiên Minh Khoa” đã tự họa cho mình. Một tâm hồn đang khắc khỏi với những nan đề của tình yêu và của tâm linh khó giải trong cuộc sống.

Đọc hai khổ thơ trên ta thấy nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa không rong chơi bình an bao giờ. Tác giả mang nặng trong tâm tư mình sự dằn vặt, thắc mắc, chạy đi tìm kiếm nhiều sự thật còn mập mở. Nhà thơ đang đuổi theo những bóng chân lý về đời, về tình, về thơ, về đạo và về cái “tôi” của chính nhà thơ. Có lẽ nhà thơ chỉ có thể rong chơi được trong rượu để “chờ qua đêm”. Chờ qua đêm để trông mong hội ngộ cái chân lý mình tìm kiếm. Chân lý ấy như bóng ma, chỉ chập chờn trong tư duy mà chẳng bao giờ lộ diện nguyên hình để nhà thơ bắt được nó trong trí óc của mình. Bởi thế nhà thơ “Chờ qua đêm” và sẽ còn “Chờ qua đêm” mãi mãi…

Và khi hoài nghi trong đầu lên đến độ cao, thật và ảo làm mờ đôi mắt tuệ, nhà Lê Thiên Minh Khoa không đi tìm cứu cánh trong đạo, trong thiền để định được tâm linh mình. Nhà thơ đi tìm cứu cánh trong thơ và rượu thì dễ lắm tinh thần tẩu hỏa, cái nhìn trở nên bấn loạn:

Và em.
Và tôi.
Và ai.
Và trăm năm
Vẫn nhớ hoài ngàn năm

Bây giờ Lê Thiên Mình Khoa không biết em, không biết tôi, không biết cả thời gian dài hay ngắn. Khổ thơ cho ta thấy sự nghi ngờ, sự lẩn lộn xảy ra trong tâm hồn tác giả. Mọi sự nhà thơ dồn vào trong một chữ “Và”. Chữ “Và” đó chứa em, chứa tôi, chứa ai nữa không biết, chứa nỗi nhớ gì không biết, chỉ biết là nhớ 100 năm cho đến 1000 năm còn nhớ.

Sau phút loạn thị đôi mắt của tuệ, những tưởng nhà thơ tẩu hỏa vi căn thẳng tư duy trong rượu. Nhưng không, Lê Thiên Minh Khoa còn tỉnh táo để cho ta biết nỗi nhớ trăm năm, ngàn năm, hay chính ra, là nỗi nhớ trải qua bao kiếp người. Bao kiếp người ấy nhà thơ đã nhận chịu những nỗi đau vật chất và tinh thần phi lý:

Và ngàn năm
Nhớ xa xăm
Và xa xăm nhớ lầm
Than kiếp người!…

Hóa ra cũng chỉ là nhớ nỗi đau của “Khổ Đế”, một chân lý trong bốn chân lý mà Đức phật tìm ra dưới gốc cây bồ đề. Đức Phật tìm ra nguyên nhân của sự khổ, Ngài ngộ được nhưng Lê Thiên Minh Khoa không ngộ được. Nhà thơ có thấy chăng cái nguyên nhân đó, thì cũng như sự thấy của triệu triệu sinh linh trong cõi ta bà nầy, nghĩa là thấy mập mờ hình bóng mà thôi, thấy như thấy vầng trăng Đức Phật chỉ, nhưng nó ở ngàn vạn xa không bao giờ đến được.

Là một thi nhân còn trong cõi tục lụy, mang nỗi đau của kiếp nhân sinh, con tim nhạy cảm, rung động trước hoan lạc và trước nỗi buồn, tìềm tàng trong linh hồn mập mờ hình ảnh những nhánh sông đời trong tiền kiếp, nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa bật lên trong thơ tiếng kêu của mình, như tiếng con nai vàng lạc trong rừng rậm. Nhà thơ tự họa bằng thơ chân dung của linh hồn mình, như một con thuyền bơ vơ trôi giữa hư và thực, kể cả ngọn hải đăng của đời, của Thiên Đường hay của địa ngục cũng không có. Em và tôi và ma và Phật, và trăm năm đều nằm trong ly rượu. đó là thứ đạo chân lý mà Lê Thiên Minh Khoa làm giáo chủ, để vơi đi nỗi nhớ xa xăm, để quên đi những bài toán khó của cuộc đời không giải được như thần linh, như ma quỷ ám ảnh nhà thơ mãi mãi ./.
Châu Thach

THI CA ĐƯƠNG ĐẠI

Võ Công Liêm

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH
THI CA ĐƯƠNG ĐẠI

Khanhminh2=ngon ngu xanh

‘Elle est venue par cette ligne blanche’* (M. Heidegger)

Là một định nghĩa quả quyết khi nhận được tập thơ của thi sĩ Nguyễn thị Khánh Minh gởi tặng vào đầu năm 2020. Tác giả tập thơ Ngôn Ngữ Xanh cho tôi một ấn tượng hào sảng khi đọc trọn tập thơ với những phụ lục khác nhau, mục đích nêu lên tính đặc thù trong thi ca của Nguyễn thi sĩ. Thừa nhận nó cho một thứ ngôn ngữ lạ của thơ và hiếm có cho một lối kiến trúc thơ giữa đời này. Ngôn Ngữ Xanh qua nhiều thể thức khác nhau, nhưng; lại bao trùm trong một tư tưởng phảng kháng; một thứ phản kháng nội tại qua một tâm thức tự nhận, tự thú hơn là lý giải hay biện minh. Nó hoàn toàn thoát tục từ bản thể đến bản chất nơi con người thi nhân. Với Nguyễn thị Khánh Minh ta phải hiểu thêm rằng: -thi ca là từ ngữ khác biệt vô cùng / poetry works differently; là vì thi sĩ biết vận dụng chữ thơ để thoát ra khỏi phạm trù lý luận văn chương mà đặt ở đó một thứ văn chương thơ riêng biệt; bởi vậy gọi là ngôn ngữ xanh, nó hiện nguyên hình một tác phẩm hội họa thi ca /art of poetry là một nhân tố đơn thuần trong mỗi bài thơ đã được chú ý tới, thơ coi như tình cảnh kịch tính –the poem as a drmatic situation, là tiếng nói của người xướng ngôn (speaker) vì thơ là một thứ âm vang đồng vọng, hầu như là tiếng nói trung thực bởi người làm thơ. Thơ của Nguyễn thị thuộc trường phái siêu thực là hình ảnh phá thể trong một không gian duy nhất như chính thi sĩ đã xác định qua ngôn ngữ trong thi ca, giữa những băng hoại của đời sống văn minh vật chất là lý do chính đáng hay ngấm ngầm trong một tâm thức phản kháng tự tại; đó là cái bóng, cái bóng đe dọa cho một bi kịch đời; chẳng còn thấy gì khách quan chủ nghĩa và chủ quan chủ nghĩa mà cả hai là đối tượng giữa đời đang sống của Nguyễn thi sĩ, và; cho đây là một phạm trù phiến diện ẩn trong thơ để tách ra khỏi dòng sống như-nhiên (an nhiên tự tại) mà bừng lên như phương tiện thoát tục, thoát tục để thấy mình trong thế giới tự do thơ, tức thoát ly thế giới ước lệ, ràng buộc của luật tắc để trở về một lần nữa trong như-nhiên của tâm hồn. Đấy là nhiệm vụ của kẻ làm thơ: -không hóa toàn triệt trong đời để đi tới một vận dụng bất khả thi là thực hiện trên mọi khả năng trí thức vốn có, là cơ hội đưa mình vào tác phẩm như chứng nhân làm người; đó là phong cách vượt thoát ra khỏi cõi đời. Sự dày vò, bức xúc ít nhiều đã thấm thấu vào tế bào ngũ tạng, tế bào da mặt của nữ sĩ, phản ảnh vào một hiện thể như đã sinh ra. Thơ và người hài hòa vào nhau trong tư thế độc sáng, bên cạnh đó với một tâm thức đơn thuần để chuyển hóa thành thơ là cái lý đương nhiên của thơ, nó nói lên thân phận làm người phải đối đầu trước mọi tình huống. Dựa theo tác phẩm ‘Con người phản kháng / L’homme Révolté’ của A. Camus. Thời mới nhận ra thi nhân là kẻ vong thân, một kẻ lưu đày và quê nhà; tất cả đã bộc bạch qua thơ xuôi, thơ mới, thơ không vần là một trong những thể điệu thông thường ngày nay. Nguyễn thi nhân đã chắc lọc trước sau để đúc thành bản trong cùng một tư duy hiện thực nghĩa là không thay đổi phương hướng mà cùng một ý thức để dựng thành thơ. Đấy là ý thức thức tỉnh để sáng tạo sự mơ về /dreaming-day, một thức tỉnh mãnh liệt của sáng tạo nghệ thuật, một thứ nghệ thuật dành cho thơ. G. Bachelara nói: ‘tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng để giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức được’. Dựa vào đó ta thấy được phần nào hồn và xác của Nguyễn thị Khánh Minh là một hiện thực cụ thể, nghĩa là không bị lôi cuốn trước trào lưu, không ngại ngùng trước mọi tình thế biến đổi chất thơ, hoàn toàn lạc quan của người làm thơ là đứng trong tư thế vững chắc /concreted để thành lập thơ bằng một thứ ngữ ngôn khác lạ đầy màu sắc của hy vọng và bí truyền. Gọi nó là Ngôn ngữ Xanh chính là cái đẹp cuộc đời, xoa đi những chạm trán giữa đời, là một liên hệ tương thức để tạo nên cái nhìn khát vọng. Một vũ trụ dự cuộc, vũ trụ khát vọng của con người. Đọc thơ của Nguyễn thị Khánh Minh bằng tất cả giác quan và ý thức, khêu lên một ký ức chua xót: -một cõi kia đã mất (HNI) để đón nhận một nơi khác làm quê hương thứ hai (NTR) cuối đời lại dung thân vào ‘đất hứa’ nhưng trên đất hứa lại chứa huyễn và mộng nhiều hơn là những gì trong mơ để được trở về nguyên quán của con người. Nhờ vào đó mà Nguyễn thi sĩ tìm thấy được cái bản ngã tự tại để nhận diện một trào lưu thi ca mới hơn của thời kỳ chủ nghiã hậu hiện đại thi ca (Post-modernisme poetry). Tức nói lên cái mới hơn cái mới, nói lên thể thơ (poetic form) mới hơn hình thức thi ca mới (new formalism poetry) kể cả siêu thực, trừu tượng và quá thực; tất thảy nằm trong Ngôn ngữ Xanh của Nguyễn thị Khánh Minh là bằng chứng hùng hồn của những gì mới mà tác giả muốn nói tới. Thành ra trong ngôn ngữ xanh là một thứ ngữ ngôn của thời đại mới. Bao trùm ở đó một thứ phản kháng nghệ thuật và một thứ phản kháng siêu hình. Lấy từ đó thấy được Nguyễn thi sĩ xưng cái ‘tôi/moi/self’ có lúc, có thì, bởi; xưng cái tôi là nói lên một hiện hữu sống thực (cogito) nhờ vậy mà lôi đầu cơn độc cô nội tại ra khỏi vũng mê chìm đắm trong tiềm thức từ bấy lâu nay. Cho nên chi dòng tư tưởng thi ca của Nguyễn thị Khánh Minh phất phơ một sự nuối tiếc nào đó để đi tới phản kháng trước những biến thiên nhân thế; để rồi hòa mình vào trong cái gọi là ‘tôi phản kháng vậy thì chúng ta hiện hữu’.Đó là thứ phản kháng tự nhận, tự biết để thoát tục làm người và coi đó như cơn dấy động đã qua đi để trở về với bản thể hiện hữu, một hiện hữu sống thực giữa đời đang sống của thi nhân và tìm thấy một thứ tự do đúng nghĩa như mong đợi. Nguyễn thi sĩ thực hiện sứ mạng này là cả một trường kỳ đấu tranh tư tưởng mới sanh ra đứa con như ý mình: hợp với tánh khí và hợp với đời.
Trong tập thơ chan chứa một tình người nồng thắm, chất đầy cái huyền nhiệm của thi ca mà Nguyễn thi sĩ muốn nói tới nhiều lần như nhắc nhở; đó là tiếng nói của linh hồn xanh, ký ức xanh và nhiều màu xanh khác nhau (Tr 87).Xanh ở đây là xanh của trạng thái tâm linh, một tâm thức siêu hình không còn vọng động; dù đang ở trong sự vọng động đó, thế nhưng; Nguyễn thi sĩ trở về trong cái nhất thể của nó nghĩa là không có hai mà một, cho nên chi đưa hồn vào thơ là ý tứ nhất quán của con người biết phận mình. Nhớ lời Nguyễn Du: -một người đã từng chứng kiến và sống bao nhiêu lần đổ vỡ ở ngoài đời và trong lòng. Ông viết: ‘sinh tiền bất tận tôn trung tửu / Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi’. Nguyễn thị Khánh Minh không uống rượu quên đời. Nữ sĩ uống rượu thơ để say với đời. Tâm lý này là tương như giữa hồn và xác của Nguyễn thi sĩ khi vào ra với con bệnh: ‘Trường đồ nhật mộ tân du thiểu / Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa’ (Nguyễn Du). Tất cả nằm trong ‘Hạt Thời Gian’ là sát-na vô tận số của thời gian để không còn thấy mình giữa nhân gian chờ đợi mà rơi lệ khiến ta khóc (Tr.80 ) Bạn bè cũ mới xa dần, không còn nữa…
Với những bài thơ khác nhau nhưng cùng một cảm thức trước hoàn cảnh nhân sinh như tiếng gọi lòng : ‘Anh ơi. Đó là gió.Và nắng,Và em / Của phố biển Huntington Beach. Hôm nay’(Tr.69).Tôi cảm hóa câu thơ này! Đi cùng một bài thơ xuôi khác, như thể hòa điệu cùng tôi: ‘Tôi biết.Tôi sẽ được cất tiếng. Trong mùa thơ quyến dụ ấy với ngôn ngữ tình nhân. Ngôn ngữ tôi nghe một lần trong xứ sở chiêm bao. Khoảnh khắc giấc mơ tôi thực sống…(Tr.118) Đọc rồi mới thấy cái đáo để trong thơ của Nguyễn thị Khánh Minh. Quả không ngoa! Mà thừa nhận nó như một chứng thực cuộc đời đang sống; có trong đó của chúng ta.

Sở dĩ gọi là Thi ca Đương đại (Contemporary poetry), là vì thi nhân là kẻ đang sống và chứng kiến của đổi thay từ nội giới tới ngoại giới trong cùng một thời kỳ, cùng một thời đại và trong cùng một cảm xúc. Xưa gọi là Thi ca Hiện Đại (Modern poetry) tưởng là mới lạ nhưng quan niệm đó chưa đạt yêu cầu để rồi phải có một Hậu Hiện Đại với một tư duy đổi mới hơn. Là ghi chú vào một phân định và tính cách thi ca hiện đại –A Note on Chronology and the Modern temper. Cho nên chi gọi Nguyễn thị Khánh Minh là thi sĩ đương đại, bởi; nó được định vị của tất cả những gì mới / modern nằm trong một cảm thức đồng tình như một điều gì đã có trước và sau này. Nguyễn thi sĩ đứng trên cương vị chủ thể của đổi mới tư duy, dù rằng nó đã đổi mới thi ca vào những thập niên 1930 và lớn dần về sau này, những thể thơ như thế tiếp cận nhanh và lôi cuốn như một trào lưu thi ca thời thượng là khác biệt giữa ước lệ, qui cách hoàn toàn nghịch lý giữa đời này. Nhưng; hậu hiện đại của tk. hai mươi mốt là cái mốc lớn, nó đổi thay toàn diện từ ngữ ngôn cho tới văn phong, một sự vượt thoát để đuổi kịp trào lưu. Nguyễn thị Khánh Minh du nhập vào đó để làm sáng tỏ bằng một thi văn kinh dị và lạ lẫm. Càng dị thường chính là lúc Nguyễn thi sĩ chinh phục được cuộc đời, tức là chinh phục ở chính mình bằng mọi phương tiện khác nhau để đi tới cái mới lạ trong thi ca. Nói theo thuật ngữ triết học thời cái sự đó là vấn đề trầm tĩnh tư duy (philosophycal problem). Thơ của Nguyễn thi sĩ là có ý để đả thông (esoteric) bởi ít nhiều chọn lựa con chữ để đi vào cái ngoài (beyond) của hiểu biết và nhận thức và cũng là là một tiềm ẩn khác có tính cách mơ hồ (obscure) trong mỗi bài thơ của Nguyễn thi sĩ đã dựng nên. Cái mơ hồ trừu tượng trong ngôn ngữ xanh của Nguyễn thi sĩ là cả suy tư và tìm thấy để định nghĩa cho rõ thực hư của thế nào là thi ca đương đại(?) -Nó ẩn tàng, ẩn dụ, trừu tượng, siêu hình là vị trí của hiện sinh chủ nghĩa. Nói đúng ra nó là thứ thi ca thuộc siêu hình (The metaphysical poetry). Nó nhập vào thơ một cách vô hình (ngay một số thi nhân khi thành thơ vẫn không tìm thấy cái siêu hình trong đó). Thi ngữ đó rất ư độc cô /solely. Bởi nó là âm vang đồng vọng mỗi khi cất tiếng, giòng luân lưu đó là tiếng nói ‘tự do’ và ‘hạnh phúc’ trong cái chặn chót / next-to-last của bài thơ mà nó chỉ nhập vào một cách tự nhiên và bất ngờ; là cõi phi trong thi ca. Là thứ thơ thời thượng của nữ sĩ Nguyễn.
Cái gì gọi là siêu hình ? -chính là cái ‘vượt thời gian’.Vượt ở đây là ra khỏi cõi ngoài space/beyond, nó không thuộc về thời gian tính mà nó là cảm thức chưa được trọn vẹn như yêu cầu ở tự nó, cảm nhận về những gì không cầm giữ được cho một hiện hữu tồn lưu. –The sense of incompleteness itself, the feeling of irrecoverable loss of existence… mà trở nên hình dung từ của trí tưởng để thành thơ là thế đấy!.
Ở đây chúng ta không cần lý giải, phê bình, phân tích từng loại thơ khác nhau, cũng chẳ cần bình giải mà nặng ưu tư. Nhớ cho rằng: những nhà thơ là vận động viên của ngôn ngữ -Poets are the athletes of language- là khả năng vận chuyển trí tuệ để thành lập ở đó một chủ đề đầy chất xanh. Đấy cũng là một ẩn dụ của thơ, bởi; thi ca là nguồn phát tiết trước tiên và hàng đầu của nghệ thuật trình diễn –Poetry is first and foremost a performer’s art. Đời thơ nằm trong ngôn ngữ; là con đường rộng mở, có thể cảm thức nó dưới nhiều chiều kích khác nhau, không còn thấy gì là trừu tượng hay siêu hình mà là thứ ảo giác của nhà thơ mô tả có chiết tính giữa hiện hữu và tha nhân (người đọc) một cách rõ nét để đả thông tư tưởng.
Cho nên chi nói hiện hữu và tha nhân là cái sự bất khả tư nghị, là vì; hiện hữu chỉ là đối tượng thời gian và tha nhân chỉ là biến cố, sự kiện. Nhưng đặc nó vào hiện hữu và tha nhân để nhận diện mặt thực của đời trong thi ca mà thôi. Vì; thơ là thể tính của nhân sinh. Nguyễn thi sĩ hiểu một cách thấu đáo vai trò làm người qua một thứ ngôn ngữ mới của ‘Xanh’ là tiếc thương và hoài niệm hay cố thoát ra khỏi thân phận bằng những hình tượng hướng tới tương lai như được trở về trong cõi mơ. Thành ra dưới nhản hiệu ‘Ngôn ngữ Xanh’ là một liên trình biện chứng giữa quá khứ và hiện tại , tương lai được gieo vào cánh đồng ‘xanh’ bất tận đó để làm nền cho mầm sống. Ngôn ngữ Xanh để lại cho ta một bố cục như sau:
1-Thời gian ngoại tại và sự chuyển vần.
2- Thời gian nội tâm và giòng tâm lý.
3- Dòng đời tương giao giữa người và vũ trụ.
Cả ba thứ đó là trục quay trong thi ca của Nguyễn thị Khánh Minh.Thực ra; thơ của nữ sĩ Khánh Minh là loại thơ trình diễn (poetry performance) không xa với Thanh Tâm Tuyền hay Phạm Hầu. Mà mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười là thế, đó là đặc thù riêng cho thơ. Nguyễn thi sĩ thực hiện ‘trọn gói’ về nó.
Để tìm thấy một sự rốt ráo trong thơ của Nguyễn thị Khánh Minh, bởi Nguyễn thi sĩ không duy trì một thể thơ cố hữu mà dựng vào đó đa dạng thơ là biểu tượng cho một thứ thi ca sống thực, dù cho ngữ ngôn xa la của thơ vô nghĩa (nonsense poetry) ngay cả thơ nhảy, vọt là thể thơ lắp đặc (the poetry installation); biết rằng ngắt nhịp hay vắt dòng trong mỗi bài thơ nhất là thơ một, hai hoặc ba, bốn chữ, không phải vì thế mà gián đọan (Tr. 41,42, 47,48) . Rất nhuần nhuyễn và tiết tấu. Ngắt câu có chuẩn độ của nó thành thử không lạc phách, bởi; qua kinh nghiệm làm thơ của nữ sĩ Khánh Minh đã tìm thấy sự hợp lý đó trong thơ. Tuy nhiên; thơ tự do hay thơ không vần của Nguyễn thi sĩ là thái độ xử lý để dựng thành thơ: bằng ngữ điệu, cú pháp, văn phạm và sự lập lại của con chữ mà vẫn tinh thông không phạm trường qui và không bi lụy hay ảnh hưởng gì đến qui luật của thi văn. Đó là chân tướng của người làm thơ dưới mọi thể thức khác nhau.

Ngưng ở đây. Tôi đã thân quen với thi sĩ Nguyễn thị Khánh Minh cách đây chín, mười năm với những bài thơ mà tôi đã bắt gặp, coi nó như chứng tích hình thành loại thơ xuôi một cách hào khí và tuyệt cú. Tôi dùng nó làm phương tiện phát huy. Chắc chắn tập thơ Ngôn Ngữ Xanh của Nguyễn thị Khánh Minh với nhiều bài thơ khác nhau đều cùng một tâm lý như nhau. Đọc nó để thấy mình nằm trong ý thơ đó một cách hồn nhiên với một thân tâm độ lượng. Trích một khúc trong bài: ‘Mùa Xuân Mưa’ của nữ sĩ Khánh Minh:

‘Dường như nắng chưa biết mùa xuân về
Trời xám cùng những dự báo về một cơn bão lớn, về một
trận động đất, về một ngày tận thế, có thể.
Tôi thảng thốt.
Như một tiếng chim vừa hoảng hốt trong mưa.
Không thể bắt đầu mùa xuân như thế.

Có tiếng khóc của ai đó vừa cất lên chào ngày thứ nhất.
Nắng một ngày nõn xuân, tiên đoán cuộc đời sẽ mãi là
những ngày nắng đẹp, nên người yêu màu xanh, yêu thanh
bình, yêu những đơn sơ. Người đến em từ giấc mơ. Mùa xuân phương Nam rực rỡ nắng.

Tại sao bắt đầu mùa xuân bằng những trận mưa và gió.
Gió Santa Ana. Gió có gai làm tôi buốt nhói.
Phiá bên kia đại dương trời đất chập chùng tin dữ.
Bình minh yên ngủ, gần đây thôi, mà như đã thành cổ tích.
Nỗi sợ đồng hóa hết mọi thứ. Thiên tai mong manh hóa hết
mọi điều.
Tại gió, tại mưa không nhớ hạn kỳ? Tại đất tại trời xô lệch



Mưa bắt đầu xuân ở đây.
Mưa mặn nước mắt.
Nhòa trời Santa Ana’.



Nguyễn Thị Khánh Minh (Santa Ana, mùa xuân 2011))
Hợp Lưu #116/2012
.
Tập thơ Ngôn Ngữ Xanh của Nguyễn thị Khánh Minh là thơ tuyển của một hành trình dài chất chứa những khuynh hướng khác nhau; nhưng tựu chung nói lên một thứ chủ nghĩa tự nhiên (naturelyricism) và hình tượng (Imagism); là điều dễ cho ta tiếp thu, bởi; trong mỗi bài thơ không phải là tự ý muốn nói cái gì mà là một thể hiện cụ thể về tình người và cuộc đời / A poem should not mean; but be. Sách in ấn tao nhã, trình bày mỹ thuật và gần gũi giữa người viết và người đọc. Sách thơ hiện đang lưu hành hoặc muốn biết thêm chi tiết qua điạ chỉ email : khanhnguyenm@yahoo.com sẽ đem lại niềm vui trọn vẹn. (vcl)

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc . áp tết Canh Tý 2020)

* ‘Nàng đã đến bởi cái đường vạch trắng đó’ (Martin Heidegger)