VÕ CÔNG LIÊM phỏng vấn
Trước khi vào chuyện với thi/nhạc sĩ Khê Kinh Kha; được tác giả hài lòng trả lời những yêu cầu cần thiết với lời lẽ tự nhiên, chân thật trong phạm vi vây quanh việc sáng tác.. Thơ nhạc đã đồng điệu với nhau. Nhạc của Khê Kinh Kha là thơ, thơ là nhạc nghe rõ từng con chữ, nhạc và thơ quyện vào nhau khác gì nhạc sĩ Bob Dylan của Mỹ. Đây là một khám phá mới mà tác giả mong muốn từ lâu.
Võ Công Liêm (VCL) Khê Kinh Kha (KKK)
VCL: Cảm ơn thi/nhạc sĩ đã dành thời gian cho cuộc nói chuyện này. Trước tiên xin hỏi tác giả cho biết sơ qua tiểu sữ và bút hiệu này có từ khi nào và lấy từ đâu ?
KKK:…Kính chào văn/thi sĩ VCL, hân hạnh được hầu chuyện với Anh. Tôi sinh ở Hà Tỉnh, làng Hương Khê. Và vì chiến tranh, bố mẹ tôi lưu lạc từ đó vào Huế, rồi Quy Nhơn/Sông Cầu, cuối cùng là SàiGòn mình. Thuở nhỏ tôi đã thích thơ nhạc. Khi còn ở trung học, tôi có nhiều bài thơ đăng trên các báo như Văn Nghệ Tiền Phong… với nhiều bút hiệu khác nhau trong đó có bút hiệu Lê Thị Minh Đức là tên của mẹ tôi. Nhưng khi tôi đi du học tại Hoa Kỳ vào đầu năm 1968 thì lấy bút hiệu Khê Kinh Kha vì tôi thích cái khí khái của tráng sĩ Kinh Kha, mà nghĩ rằng mình không thể nào so bằng Kinh Kha nên phải hạ mỉnh. Nghĩ mãi cuối cùng tôi tìm ra được chữ Khê, với ý nghĩ Khê là khê, cháy, khết, như cơm khê chẳng hạng. Thật là một ngẩu nhiên thích thú khi ráp chữ Khê vào với Kinh Kha thành Khê Kinh Kha thành ra 3 chữ K ( như TTT của Thanh Tâm Tuyền), ngoài ra Khê cũng là tên làng nơi tôi ra đời, làng Hương Khê, thêm ý nghĩa sâu xa cho bút hiệu. Bút hiệu này xuất hiện đâu tiên trên tạp chí Văn.
VCL: Anh viết nhạc từ hồi nào? Ở trường, thầy hay tự học? Và do động lực nào đẩy anh vào con đường văn học nghệ thuật?
KKK: vào những năm 67-75, sinh vien Việt nam ở HK rất là ít, và phương tiện liên lạc với nhau rất là khó khăn vì thời ấy không có internet, điện thoại long distance thì đắt đỏ, cho nên rất cô đơn trên xứ người. Giải sầu là những giây phút làm thơ hay nghe nhạc. Người ta thường nói thơ là nhạc, nhạc là thơ, cho nên những lúc buồn tôi hay lấy tho ra ngânm và hát nghêu ngao cho vui, hát hoài cũng thấy hay hay nên muôn ghi chép lại cho nen tôi quyết định mua một câi đàn guitar thu2ng và một số sách âm nhạc rồi tự học, cũng may là khi còn học Trung học tôi và 3 người bạn học lập ban nhạc trẻ, chơi nhạc của Beatles, Animals, Rolling Stones, v..v… cho nên nhịp dịệu tôi cũng biết một phần… và từ đó tôi dần dần ghi chép lại cũng ca khúc mà trước đây tôi thường nghêu ngao hát…Về phần nhac lý thì tôi biết đủ để sáng tác nhung vè kỷ thụât chơi đàn thì tôi bết lắm vì không có thầy chỉ bảo.
VCL: Nhạc và thơ đầu tiên anh sáng tác vào năm nào? Ở đâu? Là một ghi nhận đáng nhớ?
KKK:…Thưa Anh, tôi sáng tác thơ từ thuở học đệ Tứ thì phài, còn nhạc thì ca khúc đâu tiên tôi soạn là từ bài thơ Tình Thu Yếu Đuối cùa tôi, hình như đã đăng trên Bách Khoa, khoảng năm 1969. Tôi rất thích bài thơ này vì nơi tôi học là tiểu bang Michigan , mùa thu nơi đây đẹp vô cùng và cũng rất buồn với tâm tình xa quê hương cùng người yêu. Có nhiều hôm tôi đi dạo trong khu rừng nhỏ để ngắm lá thu khoe muôn mầu sắc, rồi nghêu ngao hát bài thơ này cho đến khi thành ca khúc tôi vừa ý. Sau này ca sĩ Ý Lan rất thich ca khúc này, và hát cũng rất “tới”.
VCL; Viết nhạc, làm thơ ra sách thơ, thâu CD anh có chủ đích gì? Nói đúng ra cả hai thứ đó cho anh một lợi nhuận khác hay chỉ phục vụ văn nghệ?
KKK: ….Anh cũng như tôi, chúng mình là những kẻ yêu Văn Học Nghệ Thuật, cho nên chưa bao giờ nghĩ đến chuyện lợi nhuận, sách thơ hay CD nhạc là những đứa con tinh thần ra đời, để đóng góp vào gia tài bao la của văn học nghệ thuật cũng như để gửi tặng bạn bè thân hữu.
VCL: Như anh có lần nói: ‘anh muốn đổi mới tư duy trong việc sáng tác’. Nhạc và thơ mang nặng tính trữ tình. Thơ có khuynh hướng khác biệt với nhạc. Anh chủ trương âm nhạc không còn kiểu ‘thương vay khóc mướn’ mà hầu hết các nhạc sĩ quen dùng. Anh nói rằng ‘Viết nhạc là một diễn tả thực tế và đồng cảm giữa tình yêu và con người một cách sống thực như tình nghĩa vợ chồng’ Anh cho đó là điều hợp lý ?
KKK: …Tôi soạn những ca khúc từ những bài thơ của mình gồm nhiều thể loại, như tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương. Trong tình yêu đôi lứa thì có tình buồn dang dở, chia ly, tình phụ hay như anh nói “thương vay khóc mướn” mà hầu hết các nhạc sĩ quen sáng tác. Và sau bao nhiêu năm sáng tác, tôi cũng nhận ra rằng nhạc tình yêu dang dở thì quá nhiều mà nhạc ca tụng tình yêu gắn bó vợ chồng son sắt, lứa đôi trăm năm thì quá ít … Theo tôi đây là một thiệt thòi cho khu vườn tình yêu này, cho nên tôi muốn dâng hiến một phần đời của mình để ghi lại tình yêu cao đẹp này và ca khúc đầu tiên mà tôi soạn chính là ca khúc XIN TẠ ƠN EM.
Tôi còn nhớ sau khi sáng tác ca khúc XIN TẠ ƠN EM, tôi nói với nhà tôi:
– Anh hát tặng em ca khúc này anh mới soạn xong. Ca khúc này anh xin tặng riêng cho em, người vợ thủy chung của anh và cũng để thay lời cho bao người chồng khác tặng cho người bạn đời của mình. …
Sau khi hát xong, nhà tôi ôm mặt khóc rưng rức như trẻ thơ và nói qua giòng lệ: ” ĐÂY LÀ CA KHÚC ĐỂ ĐỜI CỦA ANH ĐÓ…”…Lúc ây tôi mới biết ca từ của ca khúc này đã nói lên hết những lời lẽ chân tình mà lòng tôi muốn TẠ ƠN và nó đã CHẠM vào trái tim của người vợ hiền.
VCL: Ngoài những thơ và nhạc nói về tình yêu và quê hương qua những ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn. Vậy anh đã có dịp về thăm quê hương và tiếp cận những gì ở Việtnam để sáng tác ?
KKK: …Tôi có về thăm quê hương hai lần, và tôi đã đi thăm nhiều nơi và tôi đã sáng tác một số ca khúc như Huế Của Tôi, Em Hội An, Em Hà Nội Yêu, Em Quy Nhơn, Nha Trang Trong Nỗi Nhớ, riêng SàiGòn thì cò nhiều bài. Đặc biệt nhà tôi viết bài thơ Em Tìm Anh và tôi đã soan thành ca khúc và ca sĩ Bảo Yến trình bày rất “tới”.
VCL: Nhạc và thơ anh chịu ảnh hưởng tac giả nào mỗi khi thành hình tác phẫm hay trong tư thế độc lập?
KKK: …Thưa Anh, tôi đọc nhiều, nghe nhiều nhưng khi sáng tác tôi hoàn toàn độc lập để có một đường đi riêng của mình, như thế mình mới phát huy được tiềm năng trời ban cho mình.
VCL: Câu hỏi cuối. Trong trào lưu đương đại âm nhạc là một thỏa hiệp giữa người và đời. Anh có ý kiến gì không? Nếu thấy cần thiết.
KKK: …Thưa anh, thật sự tôi chỉ muốn sáng tác để ca tụng tình yêu son sắt của bao cặp vợ chồng VN mình vì như tôi có trình bày bên trên là nhạc khúc trong khu vườn này rất ít… Tôi hy vọng sẽ được nhiều thính giả đón nhận và yêu chuộng vì chỉ có sự đón nhận này của thính giả mới có thể làm cho ca khúc sống đời, và nhất là khi có sự đón nhận nồng nhiệt của người yêu thích âm nhạc thì sẽ khích lệ các nhạc sĩ khác cũng sẽ tham gia để cho khu vườn âm nhac yêu đương gắn bó vợ chồng có thêm nhiều ca khúc tuyệt vời.
VCL: Thành thật cảm ơn thi/nhạc sĩ Khê Kinh Kha đã trả lời trọn vẹn trong cuộc nói chuyện này. Thân chúc anh sức khoẻ và đạt mọi điều mong muốn trong sáng tác thơ, nhạc đầy sáng tạo và độc đáo.
Những Ca Khúc trong CD XIN TẠ ƠN EM:
XIN TẠ ƠN EM, Hoàng Nhật Minh Trình Bày
DUYÊN NỢ TRĂM NĂM- Hoành Minh Trình Bày
LẠC BƯỚC- Ánh Tuyết Trình Bày
YÊU EM ĐẾN NGÀN NĂM – Hoàng Quân Trình Bày
TÌNH NỒNG SAY – Ý Lan Trình Bày
ĐỂ YÊU EM – Ngọc Quý Trình Bày