MÙA SEN NỞ

VÕ CÔNG LIÊM

image001

Kính dâng mẹ để nhớ ngày sinh tử 120 năm. (1903-1986).

   Đó là tác phẩm của Thích Nhất Hạnh. Bản tiếng Anh do nhà xuất bản Beaton Press ấn hành năm 2022. Dưới tựa đề ‘The Blooming of A Lotus’ tập truyện không đả động đến chuyện Phật mà nghiêng hẳn về phép tỉnh lự là sự cần thiết cho tâm trí bình yên, lành mạnh và chuyển hóa –essential guid meditation for mindfulness, healing and transformation, trọng tâm khác nói lên thành quả hơn ba mươi năm qua trong phép tu-thiền của Thích Nhất Hạnh; người đã dựng lên ở Làng Mai (Pháp) và đã thu hút không biết bao nhiêu đệ tử kháp nơi, nhất là ở Pháp đã theo chân nhà sư qua cách thức tu học của Thiền phái. Gần như đây là một tôn chỉ mà họ Thích muốn thành lập như một tôn giáo khác (?).

Thích Nhất Hạnh(*) đi theo Phật từ Đại Thừa chuyển sang Tiểu thừa và đem tâm thân vào Thiền; dù Thiền Phật giáo đã thành hình từ mấy tk. qua ở Đông Á. Thiền sư Nhất hạnh đưa phép tỉnh lự vào đạo là con đường tiêu diệt mọi ‘hạnh nguyện lợi tha’ để đi tới một tâm thân nhất quán; nghĩa là không còn vọng động ‘trần tục’, lột bỏ tất cả để đi tới tánh-không. Đó là chủ trương trong phép tu-thiền. Chủ thể của vấn đề trong tập sách ‘hướng dẫn/ guided’ với nhiều mục đích khác nhau trong đó nuôi dưỡng thể chất và tinh thần để có một cuộc đời tươi đẹp hơn –to nourish the joy of being alive, mặc khác; giúp ta thấy được cuộc đời, giúp ta hàn gắng những gì đổ vỡ và đau khổ; một là chìm đắm trong đó hay rủ bỏ; đấy là sự cần thiết trong phuơng pháp tu-thiền. Họ Thích nhấn mạnh phép tu học này như món ăn mà trong trường học ‘Thiền Na/ Dhyana’ coi đó như món ăn của vui thích –meditation as the the food of joy -một sự nuôi dưỡng cần thiết hơn mọi thứ khác trong đời-. Là vì; Pháp/Dharma sẽ mang lại một hiện thực hóa của cuộc đời đang sống –Dharma that will bring them to the realization the full truth. Ròng rã tập truyên chỉ nói đến phép tu học về tỉnh lự hơn là nói lên yếu tính của Thiền đạo. Thiền sư Tăng Hội là vị lãnh đạo đầu tiên của trường Thiền Na ở Việtnam vào tk. thứ ba (CN). Thiền sư đã chỉ dạy về phép luyện khí công là giáo lý dùng phương tiện để truyền bá việc cung dưỡng sự sống của Phật –Anapanantismriti is the great vehicle offered by the Buddhas to living beings (trong phẩm kinh luyện khí công (Anapananusmriti Sutra). Thực ra trong kinh luyện khí công là ép mình trong thiền-định để đi tới tánh không, Nhưng; tỳ kheo họ Thích không diễn tả trọn nghĩa của khí công mà đưa ra phương pháp luyên tập, cho nên chi không nhận ra chân lý tối thượng Phật. Ngay cả Phật cũng đã tĩnh-tọa trong cách thức luyện khí công để không còn vướng tục trong tiếng thở và lắng đọng qua từng ngày (breathing and looking deeply) mặc dù; tỳ kheo Thích Nhất Hạnh đã nói đến trong các tác phẩm : ‘Tấm lòng của Phật, chuyển hóa từ đau khổ đến thanh tịnh’ (XB 1998). Một tác phẩm khác: ‘Chuyển hóa và Hàn gắn: Kinh nói đến sự luyện khí công của Bốn thiết lập về Để Tâm’ (XB 1990). Đấy là những tác phẩm lớn chỉ dạy về phép tỉnh lự mà thôi. Chúng ta muốn tìm thấy nguồn cơn trong phép tỉnh lự giữa những yếu tố cần thiết và nhân tố thành hình là điều mà con người mong thực thi một cách đúng đắng. Việc Để tâm/ Mindfulness là quan trọng đáng kể hơn thảy mọi thứ khác trong thiền định.

Nói chung từ 1990 cho đến nay là những tác phẩm lớn của Thích Nhất Hạnh chú tâm vào việc luyện khí công (đầy đủ ý thức về hơi thở). Trong phẩm kinh luyện khí công chỉ nêu ra Bốn sự thành lập của Để tâm / Mindfulness là chính yếu ngoài ra không có một phép tắc nào hơn. Chỉ còn lại ở Miến Điện và Thái Lan là tụngniệm là cách thức nói đến ‘Tâm thân / Mindfulness of the Body’mà thôi.

Chữ sen là bao hàm về Phật. ‘Mùa Sen Nở’ nghe rất suông sã, rất gần gũi, một tựa đề khó quên, phàn phất nhụy vàng trên y áo.Tưởng như nói đến triết lý nhà Phật, nhưng; không! mà lấy đó làm ấn tượng. Sen với Phật giáo là một tượng trưng trong sáng và hào quang. Phật đi trên sen, Phật ngồi trên sen để thiền định, Phật Bà cầm hoa sen với nước Cam lồ là ý nghĩa đem lại sự trong sáng và cứu độ. Hầu hết các nước Đông Á biểu tượng sen: Sen có nằm dưới bùn đen vẫn vương mình trong đạo tràng. Nhập diệt cũng lấy sen đưa đường dẫn lối về với Phật, chớ không mong về nơi Niết Bàn. Bởi; Niết Bàn không có thực (Kinh Lăng Nghiêm), áo cà sa hay nâu chàm chưa hẳn phải là nhà sư. Vậy sư là ai? Phật nói: ‘Nay mai có kẻ ăn nói như ta, đi đứng như ta nhưng không phải là ta’(Cổ Đàm).

Sách in ấn tuyệt đẹp. Bìa cứng, giấy màu mỡ gà, Chữ và trình bày thanh nhã rõ ràng, dễ phân biệt từng chương, Sách dày 182 trang. Khổ: 14cm X 21 1/2cm. Bản dịch Anh ngữ bởi:Annabel Laity.Beacon Press XB 2022. Boston. USA. Giá bán:$22.95 US hoặc vào plumvillage.org để biết thêm chi tiết.

 

Nguyên nghĩa của Phạn ngữ (Sanskrit) chữ anapananusmriti có từ ngữ ngôn của ammănitvam mà ra là kho dự trữ cái bản chất vô thức đầy chướng khí nơi ta, cản ngăn đi tới Pháp –Shed your Unconscious Egoic Barriers to Dharma. Nói ‘phạn ngữ’ cho đúng phạm trù nhà Phật chớ nó là ngữ ngôn cổ điển, một cụm từ ở tk. thứ tư (BC) cốt để phân biệt kinh điển của Ấn đô giáo và kinh điển của Phật giáo. Trong Pháp kinh/Dharma và trong Swadharma/Pháp hoa. Pháp kinh là chân lý tối thượng thừa còn Pháp hoa là khuynh hướng noi theo của những gì sống thực. Pháp kinh không dạy ta tôn vinh hay thần thánh hóa, cũng chẳng phải hy sinh, chẳng phải nghĩa vụ mà coi đó là một sự cần thiết cho những gì còn lại là đúng nghĩa tương giao giữa người với người, một thế giới đại đồng không còn chẻ ra làm nhiều nhánh. Sự thật tự nhiên ở nơi ta là một tự do vô điều kiện, một thứ ánh sáng nhất thể là ánh sáng vô tân Phật. Chúng ta không đưa ra một dự án nào khác ngoài pháp thân; đó là phật pháp. Vậy cho nên chi cần minh định giữa pháp-thân và pháp-giới là thừa nhận vai trò xử thế của người tu. Pháp là không hy sinh để hiến thân, nhưng; phải chấp nhận thương đau ở tự chính mình một cách thâm sâu cùng cốc mới làm nên sự nghiệp tu Phật –Dharma Not Martyrdom, but; Profound Self-Acceptance, chớ không lấy pháp-thân để nói lên nghĩa vụ tu Phật, mà phải có một tác động phi thực trong việc tu hành thì may ra thành đạo -let’s be real- là sự cần thiết mới mang lại những gì cho pháp. Pháp là một sự trong sáng, tinh anh không vẩn đục, không vướng; đặc biệt mỗi khi gần kề với đạo hữu kể cả nam hay nữ. Tu Phật là xa trần thế ngay cả hương hoa không còn cảm giác sống thực, chớ đừng nói cầm hoa trên tay; cầm hoa là thái độ của đoái hoài. Trong pháp giới cũng như pháp thân không có ‘đoái hoài’ vì đó là vọng niệm, một thứ vọng niệm của dục giới đã va vào tức thấy mình ‘hoàn tục’. Sự đó là một Egoic Barriers to Dharma tức tự mình tiêu diệt phật-pháp; không còn là tu giới mà phạm giới tu, bởi; pháp không chấp chứa mọi hiện tượng cho dù là hiện thực. Pháp có nghĩa là xa lánh mọi vọng niệm mới thành đạo. Đạo là con đường chỉ rõ và phân định giữa không, nằm trong trạng thái vô ưu. Đối với Thiền Phật giáo những gì đi ngoài tư tưởng hay cương tỏa của đạo là ‘tối kị’; mất chất của người tu Thiền.

Tại sao gọi là mất chất? Bởi; thứ đạo đức ấy mọc lên đưa dẫn tới lòng kiêu hảnh tự hào về cái giá trị tự tại ở chính mình, tự tin ở chính mình và cái đáng trọng ở chính mình –Morally arisen pride imparts self-worth, self-confidence and self-esteem. Nhớ cho Thiền là diệt ngã; nghĩa là không còn thấy ta mà thấy trống không (emptiness) để đi tới chân-không tức đạt tới tánh-không-như-phật và hướng tới cái cao siêu diệu vợi (self-admiration) ở nơi mình thời mới làm nên sự nghiệp tu / hành theo lẽ đạo.

Rứa thì tu cách gì cho phải đạo? Tu thường thường cảm nhận ở chính mình một cái siêu vô-ngã, tức chẳng màng tới và không có gì –The ego often feels ignored and invisible. cho dù; sự kiện đó là quan trọng, ngay cả việc tán tụng, tất thảy mọi thừa nhận là trống trơn (the plain conceit) chả có dính dáng gì trong việc tu hành. Thực tập hay hướng dẫn về cách nhập thiền hay tỉnh lự là tự đánh giá lấy mình (self-estimation ) và tự trọng ở chính mình (self-deference) thời may ra đạt được yêu cầu trong việc tu.

Nói rộng ra; bản ngã của chúng ta từ chối hay bối rối trước một nhận thức hiểu biết qua những gì hướng dẫn hay chỉ đạo; mà trong tác động đó có ngầm chứa một bản ngã tự tai (self-ego). Đấy là sự cố thê thảm nhất trong phương pháp hướng dẫn của người tu thiền, là vì; không một vị sư nào thực sự hướng dẫn chúng ta đi tới một sự nẫy mầm trong mỗi con người chúng ta. Thầy (teacher) đang dạy cái tham vọng cố hữu của mình vào học trò, huống là hướng dẫn để đi tới con đường sáng. Vô hình chung giữa thầy và trò có thể không bao giờ bắt tay vào việc một cách dễ dàng trên một hành trình dài của hiện thân trong biểu hiện của Phật pháp. Đấy là điều khó không thể dạy được (unteachable) huống hồ là chuyện hướng dẫn lại là chuyện khó đào tạo cho tất cả đạt được ý mình. Nghe ra tưởng như hướng tới con đường của Phật. Kỳ thực trong đó nuôi dưỡng một ý đồ khác cho tương lai: một là danh tính rạng tiếng thơm, hai là dựng một cái gì ‘cao sang diệu vợi’ cho Phật pháp hay cho đại chúng(?).

Đúng ra chỉ cần ‘Để tâm /Mindfulness’ là quan trọng và chính yếu, cho dù; đưa ra nhiều phương pháp hay hướng dẫn hay sự này, sự nọ đều vô hiệu quả; thiền chú trọng vào vấn đề để tâm hơn lời nói. Quan trọng khác là diệt ngã, là vì khi nói đến cái điều ước của mình là chứa ở đó một cái-tôi chủ thể (ego-property), có chủ thể là có cái ‘của riêng’ mình với một dự mưu khác, một đòi hỏi khác. Thiền Phật giáo diệt vị kỷ, tuyệt đối khai trừ những gì thuộc cái tôi chủ thể, mỗi khi chất chứa cái tôi chủ thể thời tất không thể đi vào con đường tỉnh lự. Tỉnh lự là gọt giũa cái xấu (evil) để còn lại cái tốt (good) tuyệt đối trong việc tỉnh lự. Nếu không thực hiện thời tất không có phật-pháp trong đó, thời tất không thể tỉnh lự được. Hoàn toàn đi ngược đường lối tu tập Phật pháp.. .Sao gọi là đi ngược đường lối Phật pháp? Là vì; Pháp đã định vị cái mình muốn hay khước từ trong cái cách hành xử hay lời nói, tợ như khỏa lấp cá tính tự hào –Dharma lies in Willfully cultivating Non-conceit. Nếu diệt được cá tính tự hào, dù cho; ngấm ngầm hay phát tiết thời tất không thể cho là chân lý. Không cần tỏ rõ trong tất cả những gì của pháp ở lúc này mà cần một ý thức để tâm vào hay để tâm ngoài là việc làm quan trọng và chính yếu của người tu Thiền; đúng đường lối của Phật pháp. Giá trị của pháp/dharma là khiêm tốn, nhã nhặn, một đối kháng với lòng tự phụ. Không nhận mình là ‘thầy tu’ mà nhận mình là ‘người’ như mọi người, bởi; ai cũng có thể tu như mình tu; cần thiết là lột bỏ cái chủ quan võ đoán đó trong một tâm tư trong sạch của người theo phật pháp; có như vậy chúng ta tự chấp nhận (self-accepting), tự hàn gắn lấy (self-healing), tự trấn-tĩnh (self-soothing), tự nâng cao (self-uplifting) và sau hết tự cảm thấy bình yên, thanh thản cho một hiện hữu sống thực (self-comforting beings).Từ đó chúng ta thật lòng ở chính mình, thật lòng với mọi người, thật lòng giữa sư và đạo hữu, thật lòng của vị cao tăng với hàng đệ tử từ khi tại thế cho tới khi viên tịch không còn đậu lại những gì trên nhục xác mới được gọi là ‘xá lợi phật’. Hồn chính thức bình yên đi về cõi vĩnh hằng, là vì; không còn chi để nuối tiếc. Mà trần gian là cõi để tu hơn để sống, vì; tất cả là điạ ngục môn, thiền môn chỉ là tên gọi. Còn gọi là pháp-hoa/ swadharma là chúng ta trở nên một vốn qúi cho tất cả mọi thứ, vì ta giữ được những gì còn lại để tu theo phật pháp. Thứ nhất của chọn lựa là để làm nên cái không có ngã mạn (ego prideless) thời tất chúng ta tiêu diệt được ngã-vị không còn tồn lại, tồn lưu, tồn lui giữa cõi đời này, không còn đánh giá sai lệch giữa pháp/dharma và không pháp/non-dharma; mà là nhận thức. Đây là nẻo về đi tới hiện thân một cách đích thực, là bước vào cửa Phật của pháp-hoa –This is the path to embodying authenticity through swadharma, không còn nẻo về nào hơn. Đó là giá trị của sự thật ở cuối cùng của tự do, một sự thật chân chính trong chúng ta là một nội tại tự nhiên –Truthfullness is your true inner nature. Cái sự đó còn dược gọi là Atmashakti. Át-ma-sát-ti nghĩa là gì? Là năng lực của Pháp-thân/Dharmic. Mà trong năng lực đó có hai chiều hướng. 1- hướng tới năng lực linh hồn (Upward-rising Át-ma-sát-ti soul power) 2- hạ thấp năng lực bản ngã (Downward dragging Át-ma-sát-ti ego power). Năng lực linh hồn: trợ vào trí tuệ của ta để nỗ lực tìm kiếm việc để-tâm và tìm thấy tự do, không màng vật chất để được hài long và vui thú trong nghiệp quả (kama). Điều hòa cho một tâm thân hoàn toàn. Năng lực bản ngã là trợ vào trí tuệ của ta nhắm vào những gì đòi hỏi quyền lợi và vật chất mà quên đi những gì đạo đức trong Phật-pháp (Buddha-dharma). Năng lực linh hồn là một trí tuệ bất tân và sống mãi. Năng lực bản ngã chìm đắm với hơn thua trong một trí tuệ hổ thẹn và tự trách lấy mình. Hai năng lực đó hoàn toàn khác nhau.Thí dụ: sư Dzi mưu cầu việc lớn để hoàn thành sứ mệnh là sư đang đi vào thế giới vật chất để đạt nguyện vọng, sự đó không phải là năng lực linh hồn mà là năng lực bản ngã, bởi; sư chưa phân biệt thế nào là hồn và thế nào là xác. Xác còn vướng tục thì hồn không thể siêu thoát là thế đấy.

 

Ngoài tôn giáo ra, Phật giáo còn là một triết học cơ bản, một thứ triết học thâm hậu trong hành đạo và đời sống thường ngày, không một sự cố nào đứng ngoài của tôn giáo Phật giáo, nó áp dụng một cách thực thể, đó là viễn ảnh của vấn đề cuộc đời và một hiện hữu như nhiên–its view of the problem of life and the nature of existence, ngoài ra là một diễn giải cho tự do, giải thích thế nào là quan hệ với quần chúng đó là một liên hệ hiện hữu trong tư tưởng và hành động –The relation of being, thought and action. Chính sự vụ đó là cái nhìn thấu đáo của Phật giáo chủ nghĩa. Cho nên chi việc tu hành với Phật giáo không giản đơn mà là một rèn luyện để cho thân tâm không chìm vào con đường của thủy tử. Thủy tử gần như điạ ngục trần gian. Người tu nhìn Phật là một hiện hữu sống thực qua hình ảnh hay tượng thờ để làm Phật sống lại như một chứng cớ, như một lời ước. Phật không còn tại thế, nhưng; còn trong tư tưởng của con người. Thi hành những gì của Phật là đi trên dặm đường như-Phật. Không thể lấy chiếc áo nâu, lam để trở thành con Phật (Phật tử) hay thờ phượng Phật. Không phải qui cách đó, cho dẫu cung dưỡng hay cung nghinh Phật. Đó là ảo ảnh, là viễn cảnh. Ngày nay Phật giáo đã bước vào thời kỳ ‘mạc pháp’ –Phật đã chết trên bệ sen– con người tự nhận lấy hạnh phúc hay đau khổ, những thứ đó do mình tạo ra; không kêu trời mà cũng không kêu đất. Phật nói: ‘tự giác, giác tha’ chớ đừng mong đợi được tha, ngay cả ‘úm ma ni bát nhi hồng’ không còn ứng nghiệm, là vì; không có ai xá tội vong ân cho ta. Tất cả là huyễn mộng (Kinh Kim Cương). Rứa thì tỉnh lự có đem lại một sự giải thoát nào không? Theo sách của Thích Nhất Hạnh chủ yếu là hướng dẫn/guids chúng ta có một năng lực thể chất để có một năng lực tinh thần trong sáng và vững chắc. Đúng! Nhưng; trong tỉnh lự là lúc ‘nhập hồn’ để ‘nghe/thấy’ ở nơi mình những gì là sự cố, những gì là tác động, những gì cho là gọt giũa cái xấu để còn lại cái tốt. Đó là nói theo cách thức tu tập về Thiền trong phép tỉnh lự. Nhập thiền là tự vấn an lấy mình, phán xét lấy mình từ khi cha mẹ sanh ra mình cho tới ngày xuất gia qui y Phật: y áo như-Phật, ăn nói như-Phật và hành động như-Phật; ngay cả trong quá trình tu học Phật đã có lần nào nghĩ ngợi tới hương thơm của phấn hoa(?), có lần nào yêu sách cho một điều gì hay có khi nào hỷ nộ ái ố trước một đối tượng Phật(?) Và trong đời tu/hành đã thực thi những gì tốt đẹp như Phật dạy(?). Nhớ cho! tất cả là ‘bào ảnh’ không thực lòng chỉ là lời nói ‘che mắt thánh’. Nếu vậy thì tội lút đầu ! Gọt giũa sạch tức là bước vào con đường giải thoát. Phật chú trọng một cách đầy đủ của hai chữ ‘giải thoát’ là hiện hữu giữa đời này, nhưng; đặc trưng tính chất và đặc trưng chất lượng có đúng như-Phật đã truyền, đúng như kinh điển đã liệt kê và hiểu rõ một cách tận tình(?) –A Buddha is primarity a fully ‘enlightened’ being. But; the characteristic attributes and qualities of a Buddha have been decribed and enumerated in several definite formulate(?).Đó mới gọi là tỉnh lự, bằng không lập ra cho có mà thôi…

Nhắc lại; Phật là đấng duy nhất, ngài đã có một tập trung mãnh liệt về đạo, trong đó gồm có mười năng lực (balas) bốn nền móng vững chắc (vaicãradyas) và mười tám đặc tính biểu tượng phi thường (ãvenika-dharmas). Không một thứ gì mang lại một hiện hữu tiến triển như đã đưa ra.Trong đó Phật đã dựng một hiện hữu sống thực của tình thương vô hạn (pity) tình yêu (love) thương cảm (mercy) và lòng trắc ẩn cho tất cả chúng sinh (compassion for all beings) (karunã). Phật cần cái không dựa vào phòng ngừa những thứ khác –Buddha need not be on his guard against others. Mà đòi hỏi một sự thật chân chính như-phật. Pháp thân là một thể xác tinh chất là cái điều không nhận ra, cái đó thuộc vũ trụ . Pháp thân trong Đại thừa (Mahãyãna) gọi là ‘dharmakãya’ là một thể chất tinh anh (essential-body). Thân/Body còn gọi là thân-tâm bát-nhã (sad-dharma-kãya’ hay ‘prajnã-kãya, svãbahavika-kãya).

Vậy tỉnh lự là tập trung một cách mãnh liệt như-phật để giải thoát những gì còn lại trong ta, đưa chúng ta về cõi tịnh, cõi của ‘nước trong’ không vướng vào thủy tử. Đã vướng vào đố gỡ cho ra ! Tục ngữ ta có nói: ‘sống để dạ, chết mang theo’, đối với người tu Phật mang theo thì coi như chưa giải thoát. Rứa thì làm răng về cõi vĩnh hằng, làm răng về với Phật(?).Không mang theo một thứ gì cả mà mang theo sự ‘trống không’. Nhìn xem; Phật ngồi tỉnh lự trên bệ sen để xét mình từ mây ngàn năm qua. Cuối cùng ngài đại ngộ. Riêng chúng sanh ngồi thiền là một thời trang thời thượng khó đạt tới chân tâm…

Qua kinh nghiệm của người tu Thiền: -Ở Nhật Bản những vị thiền sư, sống đơn giản, không chùa lớn, chùa nhỏ, không đèn hoa rực rỡ, không dù, lọng, không hoa lá cành, không đèn đóm, không chiêng trống, phèn la, trống đại trống tiểu, không kinh kệ, gõ mõ, gõ chuông, không khóc, không la, không gánh, không vát, bởi; Thiền chủ trương ‘giáo ngoại biệt truyền / bất lập văn tự’ (Bồ-Đề-Đạt-Ma). Những nhà sư Thiền Nhật Bản khi về già xét mình không sống được lâu tự nguyện vào ‘mồ’, họ không xây bửu tháp, không lăng mộ, không thiêu đốt, đám tiệc rềnh ràng; một mình sống trong hầm đất ăn hạt ngũ cốc, uống nước giếng, gõ mõ và niệm, bao giờ dứt tiếng mõ là người viên tịch. Đậy nắp mồ với tên tuổi của thiền sư.Không để lại một dấu tích nào khác; ngoài hai chữ thân tâm trên mộ chí ./.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc Đầu năm Dương lịch 2023).

(*) Thích Nhất Hạnh (1926-2022) Thiền sư Việtnam. Sanh và chết tại Huế (VN) Nhà lãnh đạo tinh thần toàn cầu. Một nhà thơ/văn. Được tiến cử giải thưởng Nobel Hòa Bình bởi Martin Luther Kinh Jr. vào năm 1967. Nhiều tác phẩm bán chạy nhất. Sư lập ra Làng Mai (Plum Village) một tu viện lớn nhất nước Pháp và một vài chi nhánh khác trên thế giới. Một trung tâm tập luyện thể chất và tinh thần theo phép tỉnh lự (meditation).Ở Việtnam có một vài nơi do sư thành lập chùa và tu viện.Về già sư trụ trì tại chùa Từ Hiếu/Huế cho tới ngày viên tịch (22 /1/ 2022)…

* Những chữ nghiêng trong bài là một nhấn mạnh để ghi nhớ, chớ không phải sao lục hay tham khảo qua sách nào khác.. (vcl).

SÁCH ĐỌC : -The Blooming of A Lotus by Thich Nhat Hanh. Translated by Annabel Laity. Beacon Press. Boston USA.(2022).

        – Sovereign Self by Acharya Shunya. Sounds True. Boulder. Colorado. USA (2020).

         – Rút từ tiểu luận Phật giáo, triết học Đông Phương của võcôngliêm từ 2010 đến 2022

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s